Mỗi sáng ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt nhưng mỡ vẫn tăng, BS cảnh báo loại bánh mì "giả" ngũ cốc này nhiều người bị lừa

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hay bánh mì nguyên cám được nhiều người tin dùng vì cho rằng lành mạnh nhưng thực tế không phải như vậy.

Bánh mì thơm ngon tiện lợi là bữa sáng thường xuyên của người hiện đại. Tuy nhiên nhiều người ngày nay lo ngại bánh mì làm từ bột mì tinh chế không có lợi cho sức khỏe nên chuyển sang lựa chọn bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.

Mặc dù bánh mì nguyên cám hay bánh mì ngũ cốc nguyên hạt quả thực lành mạnh nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo một số loại bánh mì nguyên cám được bán trên thị trường có thể có giá trị dinh dưỡng gần giống như bánh mì trắng, cũng chứa nhiều chất béo và đường, mọi người nên cẩn thận. 

Ăn sai bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể khiến mỡ máu tăng vọt

Đừng nghĩ rằng bánh mì được quảng cáo là ngũ cốc nguyên hạt thì có nghĩa là nó tốt cho sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan Chen Jingyi chia sẻ từng gặp một bệnh nhân tiểu đường luôn uống thuốc đều đặn và đi khám lại thường xuyên, rõ ràng là kiểm soát lượng đường trong máu tốt, nhưng giá trị của chất béo trung tính luôn nằm trong khoảng 240-360 mg/dl, nằm ngoài phạm vi bình thường một cách nghiêm trọng. 

Người đàn ông không uống rượu bia, không ăn thịt quá nhiều dầu mỡ, có thói quen tập thể dục nhưng mỡ máu lại cao. (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân này thường không uống rượu bia, không ăn thịt quá nhiều dầu mỡ, có thói quen tập thể dục thường xuyên. Sau khi được bác sĩ dinh dưỡng hỏi thăm mới biết hàng ngày anh đều ăn bánh mì ngũ cốc có chứa trái cây khô và các loại hạt. Bệnh nhân này tin rằng bánh mì ngũ cốc rất bổ dưỡng nên thường dùng vào bữa sáng hàng ngày và cũng là món ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính. 

Tuy nhiên, chuyên gia Chen Jingyi nhắc nhở rằng một số loại bánh mì được quảng cáo là làm từ lúa mì nguyên cám và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác trên thị trường, để tạo vị mềm và thơm ngon, đã bổ sung thêm chất béo và đường, lượng calo rất lớn, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng mỡ máu.

Chuyên gia Chen Jingyi cho biết từng biết bánh mì ngũ cốc nguyên hạt thường được thêm kem đánh bông, mật ong, đường,... Do đó, chuyên gia dinh dưỡng Chen Jingyi kêu gọi công chúng dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra thành phần và nhãn dinh dưỡng khi mua bánh mì, đồng thời cố gắng chọn bánh mì giàu ngũ cốc nguyên hạt, ít chế biến và ít nhân để tránh tăng gánh nặng cho cơ thể.

Nguyên nhân là ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất béo, dầu,... (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để mua bánh mì tốt cho sức khỏe? Chuyên gia dạy bạn 3 mẹo 

Theo quy định của Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, hàm lượng ngũ cốc trong bánh mì phải đạt từ 51% trở lên thì mới được dán nhãn là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. 

Trên thực tế, bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt hay bánh mì ngũ cốc trộn nhiều loại ngũ cốc thường có vị gắt và thô, để bánh mì mềm và thơm thường cần nhiều dầu mỡ. Nếu thử suy nghĩ lại khi bạn ăn cơm gạo lứt sẽ thấy khá thô nhưng khi ăn bánh mì nướng nguyên cám lại mềm, vì một số nhà sản xuất có thể cho thêm nhiều dầu.

Vì vậy, khi mua bánh mì, bạn nên chú ý tới 3 điều sau:

- Quan sát kết cấu của bánh mì: Khi mua bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, trước tiên bạn có thể quan sát kỹ lượng ngũ cốc có trong sản phẩm và độ thô của bánh mì. Ở một mức độ nhất định, bánh mì nguyên hạt thực sự thường thô hơn và kém tinh tế hơn.

- Dùng cân tay để kiểm tra trọng lượng: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hay bánh mì lúa mì nguyên hạt phải có trọng lượng đáng kể, chắc chắn sẽ không nhẹ, mềm, xốp và đàn hồi.

- Xem kỹ nhãn thành phần: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chọn các sản phẩm có nhãn thành phần trước để xem chúng có chứa đủ ngũ cốc hay không.

Xem kỹ nhãn thành phần trên bánh mì để đảm bảo có đủ lượng ngũ cốc nguyên hạt đúng tiêu chuẩn. (Ảnh minh họa)

Bánh mì được chọn theo cách này! Bánh mì mặn tốt hơn bánh mì ngọt

Người lớn và trẻ em đều rất thích ăn bánh mì. Ngoài bánh mì nguyên hạt, trên thị trường còn có các loại bánh mì khác nhau, bạn có thể chọn loại bánh mì tốt cho sức khỏe sau:

Bánh mì giàu ngũ cốc được làm bằng men tự nhiên: Tờ Huffpost của Mỹ đã mời năm chuyên gia để đánh giá các loại bánh mì khác nhau và xếp loại xem bánh mì nào tốt nhất và tệ nhất.

Trong đó, 5 loại bánh mì được khuyên nên dùng là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám, bánh mì ezekiel làm từ ngũ cốc nảy mầm, bánh mì bột chua và bánh mì lúa mạch đen. Còn 5 loại bánh được đánh giá không tốt cho sức khỏe nhất là bánh mì vòng (bánh donut), bánh mì sandwich trắng, bánh mì hoa cúc, bánh mì Ý và bánh mì Pháp. 

Bánh mì vòng được các chuyên gia công nhận là có ít giá trị dinh dưỡng nhất nhưng lượng calo lại đáng kinh ngạc. vì thành phần chính chỉ là tinh bột tinh luyện và thường có rất nhiều chất bảo quản và phụ gia.

Bánh mì vòng ít dinh dưỡng và có lượng calo cao đáng kinh ngạc. (Ảnh minh họa)

Bánh mì có hàm lượng dầu thấp: Chuyên gia dinh dưỡng Xu Jingyi đã chỉ ra trên trang web của Phòng khám Lian An rằng bánh mì cứng kiểu Âu thường có hàm lượng dầu thấp nhất, nên sử dụng bánh mì cứng thay cho bánh mì thơm và mềm hoặc bánh mì nhiều lớp.

Bánh mì không nhân, cỡ nhỏ: Nếu muốn ăn các hương vị khác của bánh mì mềm, nên chọn bánh mì cỡ nhỏ không nhân, đồng thời ăn kèm với thực phẩm giàu protein để tăng giá trị dinh dưỡng.

Bánh mì mặn: Nếu thỉnh thoảng muốn ăn bánh mì có nhân, bạn nên chọn bánh mì mặn trước, vì bánh mì quá ngọt dễ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh và kích thích tiết insulin.

MINH MINH

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/moi-sang-an-banh-mi-ngu-coc-nguyen-hat-nhung-mo-van-tang-bs-canh-bao-loai-banh-mi-gia-ngu-coc-nay-nhieu-nguoi-bi-lua-a590714.html