Người dân thấp thỏm lo âu về giá
Nhắc đến đặc sản Bắc Giang, vải thiều là cái tên không thể bỏ qua. Vải thiều Bắc Giang đã khẳng định được thương hiệu, định vị được giá trị tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Những ngày gần đây người dân trồng vải tại Bắc Giang đã bắt đầu nhộn nhịp thu hoạch vải thiều chín sớm, khắp cung đường ngõ xóm dẫn vào những vựa vải là hàng đoàn xe nườm nượp đổ về chợ đầu mối xã Phúc Hòa để bán cho các thương lái, tiêu thương.
Được biết giá vải trong ngày 31/5 dao động từ 10.000 – 18.000 nghìn đồng/kg tùy từng loại.
Trao đổi với VOV, ông Bùi Văn Thúy thôn Khe Tán, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, năm nay giá vải thiều bấp bênh hơn mọi năm, công chăm sóc thì vất vả, đến khi thu hoạch đem bán thì mỗi hôm một giá biến động không ngừng.
“Ngay ngày hôm qua 30/5 thì tôi vẫn bán được từ 19-20 nghìn đồng/kg, hôm nay mang ra chợ bán thì xuống còn 10-15 nghìn đồng/kg. Gia đình tôi trồng khoảng 100 cây, sau khi trừ tất cả các chi phí sau khi thu hoạch thì không có lãi”- ông Thúy buồn rầu nói.
Bên cạnh đó chị Vi Thị Ngọc - thương lái ở xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, năm nay giá vải thiều thất thường lắm, tuy nhiên sản lượng xuất khẩu đi các thị trường tiêu thị thì vẫn đều từ 10-20 tấn/ngày. Trong đó, ngay từ đầu vụ thì thương lái vẫn cân được cho bà con với giá 30-36 ngìn đồng/kg. Tuy nhiên đến ngày hôm nay 31/5 thì còn khoảng 10.000-18.000 đồng/kg.
“Nguyên nhân thì chúng tôi chưa nắm được rõ, nhưng trước mắt hiện hữu giá vải thiều 'nhảy múa' liên tục như vậy khiến người dân trồng vải thiều có nguy cơ méo mặt”, chị Ngọc chia sẻ.
Trong khi đó, chị Vi Thị Ngọc - thương lái ở xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết: Năm nay giá vải thiều thất thường lắm ngay từ đầu vụ thì thương lái vẫn cân được cho bà con với giá 30-36 ngìn đồng/kg. Tuy nhiên, đến ngày 31/5 thì còn khoảng 10-18 nghìn đồng/kg.
Huyện Tân Yên với diện tích 1.340 ha, trong đó sản lượng vải thiều toàn huyện ước đạt hơn 15,5 nghìn tấn. Đặc biệt vải thiều chín sớm Tân Yên là sản phẩm nổi tiếng của địa phương, diện tích chủ yếu ở xã Phúc Hòa với quy mô vùng tập trung lớn nhất tỉnh với gần 700 ha; thời gian thu hoạch từ ngày 30/5 đến 25/6/2023.
Trước tình hình giá vải “nhảy múa”, UBND huyện Tân Yên đã chủ động nắm bắt diễn biến tình hình tiêu thụ của bà con, hướng dẫn bà con sớm chuyển đổi mô hình trồng canh tác. Trong đó chú trọng trồng những mã vùng trồng vải thiều đi xuất khẩu thì sẽ cam kết được đầu ra, bao tiêu sản phẩm cũng như chất lượng để tránh tình trạng điệp khúc “được mùa thì mất giá”.
Bắc Giang dự kiến xuất khẩu 55% sản lượng vải thiều
Tỉnh Bắc Giang có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, đã góp phần hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, với một số sản phẩm nông sản có thương hiệu, trong đó có vải thiều Lục Ngạn.
Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2023, tổng diện tích vải thiều của tỉnh là 29.700 ha (tăng 1.400 ha so với năm 2022); sản lượng ước đạt hơn 180.000 tấn, trong đó vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 113.800 tấn, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP khoảng 1.000 tấn...
Dự kiến vải thiều sớm thu hoạch từ ngày 25/5 đến 15/6, vải chính vụ từ ngày 10/6 đến 30/7. Sản lượng vải thiều tiêu thụ nội địa khoảng 81.000 tấn (chiếm 45%), còn lại dành cho xuất khẩu.
Hiện đã có các doanh nghiệp và thương nhân Trung Quốc xúc tiến thỏa thuận tiêu thụ vải thiều với tỉnh Bắc Giang.
Mới đây, Sở Công Thương và Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam ký biên bản thỏa thuận hợp tác về việc kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang. Theo đó, năm 2023, Tập đoàn Central Retail tiêu thụ khoảng 300 tấn vải thiều cùng 2.000 tấn nông sản, thực phẩm khác của Bắc Giang.
Bên cạnh đó, hơn 200 thương nhân Trung Quốc đã đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam để đến Bắc Giang tham gia giám sát vùng nguyên liệu và ký kết các hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều.Sau 2 đợt phê duyệt hồ sơ, danh sách các thương nhân Trung Quốc nói trên đã được Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) làm thủ tục cấp phép nhập cảnh.
Dự kiến cuối tháng 5, các thương nhân Trung Quốc sẽ tới Bắc Giang để xúc tiến việc tiêu thụ vải thiều chín sớm.
Tăng 45 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu ở Bắc Giang
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết: Để chuẩn bị sản xuất vải thiều xuất khẩu năm nay, Sở đã sớm xây dựng kế hoạch về cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu vải thiều năm 2023. Toàn tỉnh hiện duy trì 178 mã số vùng trồng đủ điều kiện phục vụ xuất khẩu; đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp thêm 45 mã vùng trồng, nâng tổng số lên 223 mã số vùng trồng vải, với diện tích 17.724 ha. Sản lượng ước đạt 115.000 tấn phục vụ cho xuất khẩu vào các thị trường truyền thống và thị trường cao cấp như: Mỹ, Nhật, Australia, Trung Quốc, Thái Lan… Cùng với đó, hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang duy trì 300 cơ sở đóng gói vải thiều đủ điều kiện xuất khẩu.
T< Việt Nam, ông Phan Thế Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhận định, năm nay thời tiết tốt sẽ được mùa vải, tỉnh đang chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện các biện pháp chuẩn bị thu hoạch và tiêu thụ vải, nhất là các biện pháp để xuất khẩu. Yêu cầu các đơn vị chuyên môn của tỉnh phối hợp với các huyện, thành phố trong tỉnh hướng dẫn các hộ sản xuất vải đẩy mạnh việc chăm sóc, chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thu hoạch. Rà soát, đánh giá tất cả mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vải thiều bảo đảm các quy định của các nước nhập khẩu. Đẩy mạnh số hóa vùng trồng, truy xuất nguồn gốc để phục vụ xuất khẩu; rà soát, thiết lập hồ sơ đánh giá vùng trồng vải xuất khẩu.
Đặc biệt, các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quan hệ, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành ở Trung ương. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý các kiến nghị của các doanh nghiệp, hướng dẫn các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vải thiều và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh; đẩy mạnh hoạt động khơi thông, mở cửa thị trường mới. Tỉnh Bắc Giang và một số địa phương sẽ lập các đoàn công tác; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội thảo, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều; bảo đảm việc thu hoạch, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều năm 2023 đạt kết quả cao.
Vụ vải thiều Bắc Giang năm 2022 đạt doanh thu khoảng 6.785 tỷ đồng
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, năm 2022, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ toàn tỉnh đạt trên 199.500 tấn; trong đó,vải chín sớm trên 61.000 tấn, vải chính vụ trên 138.500 tấn.
Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ vụ 2022 của tỉnh Bắc Giang ước đạt 6.785 tỷ đồng; trong đó, doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.411 tỷ đồng (cao hơn so với năm 2021 là 137 tỷ đồng), doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 2.374 tỷ đồng.
Vải thiều Bắc Giang tiếp tục được mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa đạt trên 123.500 tấn, chiếm khoảng 61,9% tổng sản lượng tiêu thụ.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/duoc-mua-vai-phat-trien-thi-truong-ben-vung-va-bai-toan-loi-nhuan-a593162.html