Trẻ cần uống bao nhiêu nước trong thời tiết hè nắng nóng này?

Thời tiết nắng nóng, khiến nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt, làm cơ thể trẻ dễ bị mất nước kèm theo mất điện giải. Vì thế nên cha mẹ cần chủ động nhận biết và phòng tránh mất nước cho trẻ trong mùa nắng nóng.

Cụ thể, vào những ngày thời tiết nắng nóng, lượng nước mất đi do bài tiết mồ hôi lớn. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường hiếu động, ham chơi nên ra nhiều mồ hôi, gây thiếu nước.

Lượng nước trẻ em cần uống trong thời tiết nóng thay đổi tùy theo độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động và nhiệt độ môi trường.

Khi bị mất nước, trẻ em thường có dấu hiệu như: Cảm thấy khát nước; nước tiểu màu vàng sẫm, có mùi hôi; đi tiểu ít thường xuyên hơn bình thường; cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng; cảm thấy mệt, khô miệng, môi và lưỡi; mắt trũng sâu.

tre can uong bao nhieu nuoc trong thoi tiet he nang nong nay 1 Lượng nước bé cần bổ sung tùy thuộc theo độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động và nhiệt độ môi trường. Ảnh minh họa

Phần lớn trẻ dưới 5 tuổi, mọi nhu cầu của bản thân đều phụ thuộc vào cha mẹ hay người chăm sóc. Việc chăm sóc thích hợp, đặc biệt là vào những lúc thời tiết quá nóng sẽ góp phần giúp trẻ thích nghi tốt hơn, cải thiện sức đề kháng, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

Vì vậy nên cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước suốt cả ngày, thay vì đợi cho đến khi bé cảm thấy khát. Khuyến khích bé uống nước trong các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ là cách tốt nhất để giúp bé đủ nước.

Ngoài ra, điều quan trọng là đảm bảo bé uống nước trước, trong và sau khi hoạt động thể chất. Đổ mồ hôi có thể khiến bé mất nước nhiều hơn.

Mỗi ngày trẻ em cần uống khoảng 50-60 ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Trẻ ra mồ hôi quá nhiều sau khi hoạt động thể lực, vận động hoặc mới di chuyển dưới trời nắng cũng cần tăng nhu cầu nước uống. Lúc này, phụ huynh có thể cho con uống khoảng 100 ml/kg cân nặng/ngày.

Một số thức uống vừa cung cấp đủ nước vừa có giá trị dinh dưỡng cho trẻ như: Sữa tươi, sữa đậu nành, sinh tố, nước ép trái cây. Ngoài ra, chúng ta còn có nước để giải khát như: Nước lọc, nước khoáng, nước tinh khiết và nước mát được chế biến theo cách dân gian (nước sâm, rau má). Trong những ngày nắng nóng, các bé thường thích uống nước lạnh, ăn kem. Các chuyên gia tư vấn uống nhiều đồ uống lạnh và kem sẽ khiến nồng độ glucose tăng cao, có thể gây ảnh hưởng chế độ ăn uống bình thường của trẻ.

tre can uong bao nhieu nuoc trong thoi tiet he nang nong nay 2 Mỗi ngày trẻ em cần uống khoảng 50-60 ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ảnh minh họa

Giữ trẻ đủ nước trong thời tiết nóng

-  Nếu trẻ đang tuổi bú, cho bé bú thường xuyên theo yêu cầu trong mùa nóng, có thể thường xuyên hơn bình thường. Để đủ nước, có khi thêm cả uống nước mỗi khi ăn.

- Nếu trẻ bú bình, cũng có thể cho bú tăng số lượng.

- Trẻ hơn 6 tháng tuổi có thể được cho từng lượng nhỏ nước chín, sau hoặc giữa bữa bú.

- Cho trẻ lớn uống nước thường xuyên trong ngày, 1 đến 1,5 lít (1- 6 ly) mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh

- Tăng cường lượng dịch uống để bồi hoàn lượng nước cần thiết:  Nhất là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội, nước rau má, nước mía…giúp cơ thể trẻ luôn có sức đề kháng tốt.

- Thực hiện tốt việc “nuôi con bằng sữa mẹ”: Đây là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ và trẻ nhũ nhi. Vì sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có một lượng kháng thể dồi dào, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

- Tăng cường các món canh bổ dưỡng: Giúp trẻ giải nhiệt mùa nắng nóng, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, nhằm trẻ ăn uống dễ dàng, thuận lợi hơn. Để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng, là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

tre can uong bao nhieu nuoc trong thoi tiet he nang nong nay 3 Bố mẹ cần chủ động nhắc nhở trẻ uống đủ nước. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, cha mẹ phải thận trọng, nếu cho bé uống quá nhiều nước cũng không tốt. Các dấu hiệu của việc uống quá nhiều nước có thể bao gồm đi tiểu thường xuyên, nước tiểu nhạt màu hoặc trong, bụng đầy hơi, buồn nôn và đau đầu.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến hạ natri máu, tức là tình trạng nồng độ natri trong máu bị pha loãng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như nhầm lẫn, co giật và hôn mê.

Do đó, trẻ uống đủ nước để giúp bé không bị mất nước, nhưng không lạm dụng quá nhiều. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc uống quá nhiều nước ở bé, cha mẹ nên cho con ngừng uống và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi.

Thùy Dung (t/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/tre-can-uong-bao-nhieu-nuoc-trong-thoi-tiet-he-nang-nong-nay-a593180.html