Không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong bếp ăn, cụ nghệ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ đem lại những tác hại không tốt cho sức khỏe.
Nghệ vàng là loại thông dụng nhất trong nhiều loại nghệ. Nghệ vàng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học gọi là curcuminoids, trong đó hoạt chất nhiều nhất là curcunmin. Curcumin là một polyhenol tạo ra màu vàng tươi của nghệ.
Hoạt tính của Curcumin như một kháng sinh, có khả năng chống viêm mạnh. Theo nhiều nghiên cứu, curcumin có thể kiểm soát một số tình trạng viêm, viêm khớp, hội chứng chuyển hoá, kể cả tình trạng lo lắng và tăng lipid máu.
Nghệ còn chứa hàm lương sắt, mângn cao cũng như hàm lượng vừa phải cỉa vitamin B6 và kali, ngoài chất curcumin. Đây đều là những chất quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của tế bào và giúp tăng cường miễn dịch.
Dưới đây là những lợi ích của củ nghệ với sức khỏe:
Nghệ giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Bệnh viện đa khoa Vinmec cho biết, một số hớp chất trong nghệ có thể hỗ trợ cho sức khoẻ của bạn. Một trong số đó phải kể đến là chất curcumin, có khả năng xoa dịu triệu chứng của bệnh nhân trầm cảm, giúp thuốc chống trầm cảm phát huy tốt hơn.
BDNF ở mức thấp trong cơ thể (một hoạt chất dinh dưỡng thần kinh từ não) có thể gây ra bệnh trầm cảm. BDNF có thể tăng do nghệ, vì vậy loại gia vị thông dụng này đang được mogn chờ sẽ trở thành loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 2
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. Vì vậy, củ nghệ được xem là phương thuốc giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 2.
Nghệ giúp những người mắc bệnh tiểu đường dễ kiểm soát bệnh hơn, đồng thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiêu đường gây ra. Các hợp chất từ củ nghệ cũng giúp cơ thể giảm tình trạng kháng insulin – khiến tăng lượng đường huyết của bạn.
Giúp phòng chống nhiều loại virus gây hại cơ thể
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, chất curcumin trong nghệ có thể giúp bạn chống lại sự tác động có hại của nhiều loại virus, gồm virus cúm mùa và gây mụn rộp sinh dục.
Tuy nhiên, nghệ chỉ có khoảng 3% chất curcumin, trong khi đó cơ thể chúng ta thường khó hấp thụ tốt được loại tinh chất này, vì vậy việc uống trà nghệ không phải là một phương thuốc chữa bệnh và bạn không nên quá phụ thuộc vào chúng.
Nghệ có khả năng phòng chống bệnh Alzheimer
Những người mắc bệnh Alzheimer thường xuất hiện tình trạng viêm mãn tính. Nhiều người cho rằng sử dụng nghệ có thể chống lại bệnh Alzheimer do nó có tác dụng chống viêm tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa nhiều bằng chứng khoa học chắc chắn rằng dùng nghệ là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh.
Ngăn ngừa sự phát triển của ung thư
Một số nghiên cứu ở cả phòng thí nghiệm và động vật phát hiện ra rằng, nghệ có thể ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào khối u, đồng thời giúp các enzym giải độc hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, đối với những người đang trong quá trình điều trị ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nghệ vì nó có thể làm ảnh hưởng đến một số loại thuốc hoá trị mà bạn đang dùng.
Những bệnh tránh dùng nghệ nhiều
Nếu bị bệnh sỏi mật hoặc các bệnh sỏi khác, nên tránh tiêu thụ quá nhiều nghệ, nếu đang dùng aspirin, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ vì nó là một tác nhân gây ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu (ngăn chặn hình thành cục máu đông).
Những người mới trải qua phẫu thuật cũng nên tránh ăn nghệ.
Coi chừng cay gây đau bụng: Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng. Để tránh tác dụng phụ này, nên dùng bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày.
Kích thích tử cung: Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt.
Gây chảy máu: Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu. Nếu như đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ.
Tiêu chảy và buồn nôn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng quá lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu như đang bị tiêu chảy và buồn nôn.
Dùng bao nhiêu nghệ là đủ
Không có khuyến cáo chính thức nào về việc sử dụng nghệ bao nhiêu là đủ. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, bạn không nên dùng quá liều lượng trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, có một số hướng dẫn chính thức về việc sử dụng curcumin.
Ủy ban chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của FAO và WHO đặt lượng nghệ khuyên dùng là 3 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, người nặng 81 kg có thể dùng nghệ ở ngưỡng an toàn là 239 mg mỗi ngày.
Mặc dù còn cần nhiều hơn các nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng phụ và liều khuyến cáo sử dụng nghệ nhưng để đảm bảo lợi ích với sức khỏe mà nghệ mang lại, bạn chỉ nên dùng nghệ ở ngưỡng an toàn.
Nhật Minh (T/h)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/dung-nhieu-nghe-co-phai-la-tot-a594092.html