Bật mí những cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả

Các nhà khoa học cho biết, yếu tố di truyền chỉ quyết định khoảng 23% chiều cao của một người, phần còn lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, vận động, môi trường sống...

Các nhà khoa học cho biết, yếu tố di truyền chỉ quyết định khoảng 23% chiều cao của một người, phần còn lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, vận động, môi trường sống...

Con cao lớn và khỏe mạnh là mong muốn của bất kỳ bậc phụ huynh nào, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả, an toàn.

VTC New dẫn lời Bác sĩ Nguyễn Tấn Hưng - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, trẻ có những giai đoạn phát triển khác nhau, cha mẹ cần lưu ý để có các biện pháp chăm sóc phù hợp, nhằm giúp tăng chiều cao cho trẻ.

Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn 0 - 2 tuổi (khi mang thai cho đến khi trẻ 24 tháng tuổi); 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai sẽ được quyết định ở giai đoạn này. 

bat mi nhung cach tang chieu cao cho tre hieu qua

Cụ thể, trong thai kỳ nếu mẹ có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, em bé sinh ra có thể đạt chiều cao chuẩn lớn hơn 50 cm. Trẻ dưới 12 tháng tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất, chiều cao có thể tăng thêm 25cm. Ở năm tiếp theo, trẻ có thể tăng thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.

Giai đoạn 3 - 13 tuổi là vào năm 3 tuổi, chiều cao của bé có thể tăng thêm 10 cm, và những năm tiếp theo là 5 - 8 cm mỗi năm cho đến khi dậy thì.

Giai đoạn dậy thì là thời điểm vàng cuối cùng để phát triển chiều cao của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ có thể tăng 8 - 12 cm mỗi năm nếu được chăm sóc tốt. Trong đó, bé trai và bé gái sẽ có sự khác nhau về độ tuổi phát triển chiều cao. Cụ thể bé gái phát triển chiều cao tốt nhất từ 10 - 16 tuổi, còn bé trai là từ 12 - 18 tuổi.

Giai đoạn sau dậy thì, chiều cao của trẻ vẫn sẽ tăng nhưng chậm và tăng không đáng kể.

Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ nhanh nhất là ở 3 giai đoạn: giai đoạn từ 0 - 2 tuổi, 2 - 3 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì. Cha mẹ nên tìm hiểu cách chăm sóc khoa học để giúp con phát triển chiều cao một cách tốt nhất.

Để quá trình phát triển chiều cao của trẻ hiệu quả và đạt chiều cao tối ưu khi trưởng thành, cần có sự kết hợp nhiều yếu tố như dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, uống đủ nước... Sau đây là 10 cách tăng chiều cao hiệu quả.

Dinh dưỡng khoa học

Trong các giai đoạn tăng chiều cao của trẻ, dinh dưỡng là yếu tố lối sống quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó, thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng cho trẻ là một trong những cách phát triển chiều cao bố mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Theo đó: Chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao cần đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). Chú ý ưu tiên các dưỡng chất có lợi cho sự tăng trưởng và chắc khỏe của xương như canxi, vitamin D, kẽm, kali, magie... từ các loại ngũ cốc, sữa, các chế phẩm từ sữa, cá ngừ, lòng đỏ trứng, nho khô, các loại hải sản có vỏ...

Trẻ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chiều cao như bánh ngọt, các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa...

Tập luyện thể thao

bat mi nhung cach tang chieu cao cho tre hieu qua3

Cùng với dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao được xem là "bộ đôi" giúp trẻ tăng chiều cao. Vận động không chỉ giúp săn chắc cơ bắp và hệ xương thêm khỏe mạnh, cứng cáp mà còn giúp duy trì cân nặng, vóc dáng, thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng chiều cao (HGH). Đối với các trẻ nhỏ, bố mẹ có thể giúp trẻ chọn lựa và luyện tập các môn vận động phù hợp, tùy vào từng độ tuổi và thể trạng của bé.

Trẻ nên tập thể dục ít nhất 1 giờ mỗi ngày để tối ưu hóa cơ hội phát triển chiều cao. Các bài tập tăng chiều cao hiệu quả có thể kể đến như: các hoạt động như tập aerobic, nhảy dây, đi xe đạp, bơi lội; các bài tập tăng cường sức mạnh như chống đẩy; các bài tập linh hoạt như yoga;...

Bước qua tuổi dậy thì, cách tăng chiều cao tốt nhất là thay đổi tư thế và luyện tập thể thao. Ngoài việc giúp duy trì sức khỏe, tập thể dục còn làm giảm nguy cơ loãng xương (giảm mật độ xương). Loãng xương là nguyên nhân gây hiện tượng "lùn đi" ở người trưởng thành.

Uống đủ nước

Vnexpress dẫn lời Th.S Nguyễn Anh Duy Tùng - Bác sĩ Trưởng Nutrihome Lê Đại Hành, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, uống đủ nước cũng là cách để tăng chiều cao, việc cung cấp nước đủ và thường xuyên cho cơ thể sẽ giúp phòng tránh tình trạng tích tụ độc chất, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, lưu thông máu diễn ra tốt hơn.

Mẹo tăng chiều cao này đơn giản, ai cũng có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Theo đó, trung bình một người được khuyên cần cung cấp cho cơ thể từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày (khoảng 2 – 3 lít nước). Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, con số này phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ vận động. Cụ thể:

Những trẻ dưới 10 kg cần 100ml nước/1kg cân nặng.

Những trẻ từ 11 - 20 kg cần 1.000ml nước/10 kg đầu + 50ml/kg/1 kg cân nặng tăng thêm.

Những trẻ từ 21 kg trở lên cần 1.500 ml/20 kg đầu + 20ml/1 kg cân nặng tăng thêm.

Nhu cầu về nước của trẻ vị thành niên từ 10 – 18 tuổi là 40ml/kg cân nặng.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Giấc ngủ cũng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Khi ngủ cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng (HGH). Đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ làm giảm lượng hormone được giải phóng ảnh hưởng đến tốc độ tăng chiều cao của trẻ.

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nên ngủ 16 – 20 giờ mỗi ngày.

Trẻ từ 3 – 11 tháng tuổi nên ngủ 12 – 17 giờ mỗi ngày.

Trẻ mới biết đi từ 1 – 2 tuổi nên ngủ 11 – 14 giờ mỗi ngày.

Trẻ nhỏ từ 3 – 5 tuổi nên ngủ 10 – 13 giờ mỗi ngày.

Trẻ em từ 6 – 13 tuổi nên ngủ 9 – 11 giờ mỗi ngày.

Trẻ từ 14 – 17 tuổi nên ngủ 8 – 10 giờ mỗi ngày.

Tắm nắng đúng cách

bat mi nhung cach tang chieu cao cho tre hieu qua1

Tăng cường vận động ngoài trời để cơ thể hấp thu vitamin D cũng là một cách tăng chiều cao hiệu quả. Vận động ngoài trời vừa giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu vừa tổng hợp được vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, tăng cường sự chắc khỏe cho hệ xương từ đó tăng chiều cao tối ưu. Thời điểm vận động ngoài trời giúp cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả từ ánh nắng mặt trời là từ 9 - 10 giờ và 14 - 15 giờ.

Luôn giữ tư thế đúng

Nếu bạn muốn cao hơn, hãy nhớ luôn giữ tư thế đúng, tránh các tư thế "xấu" trong sinh hoạt hàng ngày. Tư thế "xấu" vừa khiến bạn có vẻ thấp hơn thực tế, đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao nếu duy trì liên tục trong thời gian dài. Nếu chùng lưng xuống thường xuyên, tư thế xấu này có thể gây ra tình trạng "lùn đi", thậm chí đau nhức ở cổ và vùng lưng.

Cách đi đứng, tư thế ngồi làm việc, học tập hay tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống lưng. Vì vậy, bạn cần sửa dáng ngồi và luôn giữ tư thế đúng khi làm việc: giữ chân thẳng trên sàn khi ngồi; điều chỉnh độ cao của ghế, sao cho đùi song song với sàn khi ngồi và đặt bàn chân trên sàn, tránh bắt chéo chân; hỗ trợ lưng bằng cách sử dụng một chiếc gối nhỏ kê phía sau; luôn giữ vai thoải mái.

Tập yoga

Tập yoga cũng được xem là cách tăng chiều cao hiệu quả, nhất là các bài tập yoga tác động vào cột sống giúp kéo giãn cũng như chăm sóc cột sống luôn khỏe mạnh. Còn đối với người trưởng thành, tập yoga có thể không làm tăng chiều dài xương nhưng nó sẽ giúp cơ thể luôn dẻo dai, săn chắc cơ, cải thiện tư thế và là cách để tăng chiều cao dáng đứng (không bị khòm hay cong lưng).

Ngoài ra, tập yoga giúp ngăn ngừa thoái hóa cơ. Thoái hóa cơ có thể xảy ra do ít vận động hoặc do lão hóa. Một số tư thế yoga phổ biến để cải thiện tư thế bao gồm: tư thế leo núi, tư thế rắn hổ mang, tư thế trẻ em, tư thế chiến binh II...

Tránh các yếu tố cản trở sự phát triển chiều cao

Với trẻ đang trong độ tuổi tăng chiều cao, bên cạnh việc áp dụng tất cả các cách phát triển chiều cao nói trên, bố mẹ cũng cần đề nghị trẻ tránh xa các yếu tố gây cản trở quá trình tăng trưởng chiều cao như: thức khuya, lười vận động thể dục thể thao, thường xuyên ăn vặt, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu hụt dưỡng chất, ngồi học – sinh hoạt sai tư thế... Không chỉ trẻ nhỏ, người trưởng thành cũng cần tránh các yếu tố này nếu không muốn "bị lùn" dần đi.

Cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm chức năng tăng chiều cao

Nhiều người có xu hướng bổ sung thêm các chế phẩm, thuốc bổ sung như một cách để tăng chiều cao. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm này nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.

Ví dụ, các chế phẩm chứa hormone tăng trưởng (Human Growth Hormone: HGH) được cho là có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, nếu tự ý sử dụng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ trước mắt cũng như trong tương lai. Một số tác dụng phụ nguy hiểm có thể kể đến như: hội chứng ống cổ tay; tăng đề kháng insulin; bệnh tiểu đường loại 2; sưng ở tay và chân (phù nề); đau khớp và cơ; đối với nam giới, mở rộng mô vú (nữ hóa tuyến vú); tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Xem thêm: Bất ngờ với 8 cách tăng chiều cao hiệu quả ở tuổi 16

HGH không có tác dụng tăng chiều cao ở người trưởng thành. Do đó, đừng tin vào những lời quảng cáo thuốc tăng chiều cao 5 – 10cm chỉ trong một tuần hay một tháng.

"Ăn gian" chiều cao nhờ ăn mặc

Sau khi bước qua độ tuổi dậy thì, chiều cao của người trưởng thành tăng rất ít và gần như không tăng thêm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự tin với chiều cao của mình nếu "ăn gian" chiều cao nhờ vào các trang phục hack chiều cao. Lựa chọn các mẫu quần áo, phụ kiện và kiểu tóc phù hợp giúp đánh lừa thị giác. Các mẫu giày cao gót, giày tăng chiều cao cũng là những trợ thủ đắc lực giúp bạn trông cao hơn khi cần thiết. Ngoài ra, khi trọng lượng cơ thể giảm cũng giúp bạn trông có vẻ cao hơn.

Theo bác sĩ Duy Tùng để đạt được chiều cao tối ưu khi trưởng thành, bố mẹ cần tập trung ở 3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao. Phụ huynh nên đưa trẻ tầm soát chiều cao và xây dựng kế hoạch tăng chiều cao hiệu quả trước khi quá muộn.

Thùy Dung (T/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/bat-mi-nhung-cach-tang-chieu-cao-cho-tre-hieu-qua-a595100.html