Trước khi lấy chồng tôi là một nhân viên văn phòng còn ông xã là trưởng phòng kinh doanh của một showroom ô tô. Về kinh tế thì chồng tôi hoàn toàn có thể cáng đáng được các khoản phí trong gia đình nên sau khi tôi sinh con, anh nói tôi nên ở nhà chăm sóc cho con đến khi bé đủ tuổi đi mẫu giáo mới quay trở lại công việc. Thương con lại yên tâm ở chồng nên tôi quyết định chuẩn bị ngày sinh nở là xin nghỉ việc không thời hạn luôn.
Chuyện bỉm sữa chăm con của tôi trong những ngày tháng ở cữ không mấy vất vả vì vừa có giúp việc gia đình lại có mẹ chồng nhà ở cách mấy khu phố sang đỡ đần. Mẹ chồng chỉ có chồng tôi là con trai nên bà cũng vun vén cho anh, và giờ là vun vén cho cháu nội. Bà không tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa nào kể từ khi cháu nội chào đời, toàn tâm toàn ý giúp đỡ tôi chăm sóc con và chơi với cháu. Vì thế tôi cũng biết ơn mẹ chồng lắm.
Ảnh minh họa
Thế nhưng cho đến khi mẹ chồng liên tục có những biểu hiện lạ lùng khiến tôi cảm thấy không hài lòng. Đó là khoảng thời gian gần đây khi nấu cháo ăn dặm cho cháu ăn, bà liên tục không làm theo những lời tôi dặn. Đáng chú ý nhất là chuyện bà liên tục cho cháu ăn cháo ngay sau khi vừa nấu xong. Nghĩa là bà bưng bát cháo nóng hổi vừa còn sôi sùng sục trong nồi ra để bón cho cháu ăn.
Lần đầu tôi phát hiện ra là khi bé con khóc òa vì bị bỏng cháo. Khi tôi chạy ra tôi đã khá ngỡ ngàng khi bà bón cho cháu miếng cháo nóng rát. Ngay cả mùa đông trẻ cũng không cần phải ăn cháo nóng đến cỡ ấy nữa là đây là mùa hè nóng 40 độ. Sờ vào bát cháo còn nóng bỏng tay, tôi mới hỏi mẹ chồng "Sao cháo còn nóng thế này mà mẹ đã cho cháu ăn?". Lúc đó bà mới sờ lại và bảo "Ừ nhỉ, mẹ không nghĩ là nóng thế".
Câu trả lời khiến tôi khá bực mình.
Ảnh minh họa
Biết được một lần như thế nên những lần sau bà nấu cháo cho cháu ăn tôi liên tục phải đứng canh. Y như rằng trên dưới chục lần, lần nào bà cũng định cho cháu ăn cháo nóng ngay khi vừa nấu xong. Điều đó khiến tôi tức giận nên quyết định nói thẳng với bà "Con ở nhà cũng rảnh rỗi nên không cần mẹ phải sang nấu cháo cho cháu ăn nữa đâu ạ. Mẹ cứ ở nhà mẹ đi, khi nào con cần thì con gọi mẹ sang".
Biết rằng câu nói có thể khiến mẹ buồn nhưng tôi không còn cách nào khác vì bà luôn làm ngược lại tất cả những gì tôi nói trong việc chăm cháu, điều đó khiến tôi không thể nào hiểu được.
Cho đến buổi chiều tối ngày hôm đó khi bà còn đang nấu cháo cho cháu tôi cũng nói bà nên về nhà để nghỉ ngơi sớm, tôi sẽ nấu tiếp và múc ra cho cháu ăn. Tuy nhiên bà vẫn nằng nặc nấu cho xong rồi múc ra bát để ra bàn rồi mới về.
Khi vừa bưng bát cháo lên tôi thấy có điều gì đó lạ lạ. Cầm thìa khuấy từ đáy bát lên, thứ mà tôi nhìn thấy đã khiến tôi vô cùng sốc. Đó là 1 cục xương sườn còn nguyên thịt, bà định làm gì với cục xương này khi cho cháu ăn trong khi đó đứa nhỏ mới 9 tháng tuổi?
Ảnh minh họa
Lúc này tôi đã thực sự suy nghĩ kĩ hơn về vấn đề này bởi trước đó bà nói rằng bà nấu cháo tôm cho cháu rồi để ở bàn nhưng thực tế đây lại là cháu thịt lợn sườn. Rõ ràng đó là hai vấn đề khác nhau và tôi tin rằng mẹ chồng tôi không hề nói dối, phải có điều gì uẩn khúc ở đây.
Tôi đem chuyện này đi nói với chồng và cũng kể tình trạng xảy ra bao lâu nay trong nhà. Anh cũng lấy làm lạ. Vì thế ngay sáng hôm sau vợ chồng tôi quyết định đưa mẹ chồng tôi đi bệnh viện thăm khám sức khỏe thì kết quả đã khiến tôi òa khóc.
Hóa ra lâu nay mẹ chồng tôi đã mắc chứng bệnh Alzheimer ở người già mà tôi không hề hay biết. Và tất cả những điều vô lý mà bà làm bao lâu nay thực chất cũng là hệ quả của chứng bệnh này gây nên mà chúng tôi không hề biết. Dù bà mắc bệnh nhưng tình yêu bà dành cho cháu nội thì lại không bị lãng quên, chính vì thế dù sức khỏe yếu, nhớ nhớ quên quên nhưng lúc nào bà cũng nhớ một điều là phải chăm sóc cho cháu, phải nấu cháo cho cháu ăn... thế mà bao lâu nay tôi lại trách mắng bà và có những lời nói không được hay.
Tâm sự từ độc giả duynhat...@gmail.com
Trên thực tế ông bà lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ em nên có rất nhiều những phương pháp chăm trẻ tốt. Họ về già có thể chia sẻ áp lực nuôi con cho người trẻ giúp gia đình hòa thuận hơn. Tuy nhiên về nhược điểm, người già có xu hướng chiều chuộng con cái quá mức, hình thành một kiểu hành vi “làm hư”, điều này sẽ gây bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
Những đứa trẻ do người già nuôi dưỡng có thể có suy nghĩ hơi khác so với những đứa trẻ khác, già dặn hơn và kém thẩm mỹ hơn, điều này thường được gọi là "cổ hủ".
Bên cạnh đó việc người già chăm sóc trẻ nhỏ cũng sẽ có những điều không thể tốt cho sức khỏe bé bằng người trẻ, bằng cha bằng mẹ.
Vì vậy không còn cách nào khác là hãy dung hòa những quan điểm nuôi dạy trẻ của các thế hệ để có thể đem đến những điều tốt nhất con cái bởi ai cũng vì mục đích chung là yêu thương con trẻ.
PHAN NGUYỄN (GHI)