Người mẹ bị chỉ trích dữ dội khi có hành động “khôn vặt” ngay trước mặt con mình

Người mẹ cố tình không mua vé cho con trai để “đi chùa” thì bị tiếp viên phát hiện, tuy nhiên thay vì cảm thấy có lỗi với những gì mình đã làm thì người mẹ lại có cách cư xử khiến dân tình dậy sóng.

Người mẹ cố tình không mua vé cho con trai để “đi chùa” thì bị tiếp viên phát hiện, tuy nhiên thay vì cảm thấy có lỗi với những gì mình đã làm thì người mẹ lại có cách cư xử khiến dân tình dậy sóng.

Trên mạng xã hội Trung Quốc đã quay lại cảnh một phụ nữ tát tiếp viên khi vừa xuống tàu cao tốc lan truyền trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Sau khi xem đoạn video, một cư dân mạng bày tỏ sự khó hiểu về hành vi của người phụ nữ: "Hình như cô tiếp viên đang giúp hành khách xách hành lý. Tại sao họ không được cảm ơn mà còn bị đối xử thô bạo?"

Thì ra, trước đó bà mẹ này đi tàu nhưng cố tình không mua vé cho con mình. Sau khi tiếp viên phát hiện đã yêu cầu bù vé, bà làm theo nhưng nảy sinh ác cảm với tiếp viên này. Khi ra khỏi xe, người mẹ đặt vali ở lối đi. Tiếp viên kiểm tra và phát hiện chiếc vali không có người trông coi, sau khi hỏi các hành khách không có ai nhận, cô đã đặt chiếc vali lên giá hành lý lớn ở ngã ba toa theo quy định. 

nguoi me bi chi trich du doi khi co hanh dong khon vat ngay truoc mat con minh

Người phụ nữ gây chuyện với tiếp viên tàu. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Khi đến nơi, người phụ nữ không tìm thấy hành lý đã hỏi xung quanh, tiếp viên sau đó đã chủ động mang đến. Nhưng bà mẹ này cho rằng mình bị cố tình làm khó nên đã tát và hành hung tiếp viên. Một hành vi trốn vé tưởng nhỏ nhặt đã mang lại hậu quả lớn, và điều tồi tệ nhất là con trai của bà mẹ đã chứng kiến tất cả những điều này. 

Thành công của mỗi đứa trẻ chắc chắn không phải là ngẫu nhiên mà không thể tách rời ảnh hưởng của môi trường gia đình và sự giúp đỡ của mọi thành viên đó.

Gia đình là trường học đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ, có ảnh hưởng sống còn đến sự trưởng thành của mỗi người. Vì vậy, điều hành tốt gia đình chính là đặt nền móng vững chắc cho tương lai tươi sáng của con cái.

Tác hại của việc làm những điều xấu trước mặt con trẻ:

 "Nhỏ trộm kim, già trộm vàng"

Người ta nói "nhỏ trộm kim, già trộm vàng", nếu như cha mẹ thường bắt con cái lấy chút lợi nhỏ, trẻ sẽ học cách lợi dụng và sẽ trở nên ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình trong mọi việc mà không màng đến cảm nhận của người khác. Nếu cố tình lợi dụng mà không kiểm soát được bản thân thì sau này trẻ rất dễ phạm tội.

Một cư dân mạng trên diễn đàn Zhihu đã chia sẻ câu chuyện: Cháu gái của anh ấy sống với ông bà đã lâu, rất thích tranh thủ những thứ nhỏ nhặt. Khi thấy thứ mình thích, người khác không cho thì giật lấy hoặc ăn cắp. Sau đó, cô ấy thực sự lấy trộm đồ chơi trong siêu thị và bị nhân viên bán hàng bắt quả tang, phải lên đồn cảnh sát.

Bị cô lập và không có bạn bè

Những đứa trẻ chỉ biết đến bản thân mình và chực chờ lợi dụng người khác, khi lớn lên có thể bị cô lập và không có bạn bè. Rõ ràng, không ai thích ở bên một người hẹp hòi và không biết chia sẻ với người khác, chỉ biết nhận về mà không muốn cho đi. Nếu không có các mối quan hệ giữa các cá nhân bình thường, sự nghiệp của đứa trẻ sẽ không thể phát triển thuận lợi, cuộc sống cũng vô cùng buồn tẻ và cô đơn.

Chỉ quan tâm đến lợi ích nhỏ nhặt, không có tầm nhìn

nguoi me bi chi trich du doi khi co hanh dong khon vat ngay truoc mat con minh2

Ảnh minh họa

Một đứa trẻ phát triển thói quen lợi dụng người khác sẽ có tác động cực kỳ xấu đến tầm nhìn sau này. Khi đối mặt với một vấn đề, trẻ bỏ qua tình hình chung và chỉ nhìn thấy những lợi nhuận nhỏ trước mắt, từ đó cũng gián tiếp loại đi những cơ hội lớn trong tương lai.

Tiết kiệm là một đức tính tốt nhưng phải sử dụng đúng hướng, nếu không sẽ trở thành thói hư tật xấu. Muốn con thành tài, làm cha mẹ nhất định phải làm gương, không phung phí nhưng cũng biết rộng lượng đúng cách. Ngoài ra, cũng cần cố ý trau dồi cái nhìn tổng thể của trẻ, để trẻ không chỉ nhìn bề ngoài mà phải biết nhìn xa trông rộng, không bị một số lợi nhuận vụn vặt làm mờ mắt.

Có một câu nói nổi tiếng trong tâm lý học: "Trẻ em không sai, nếu chúng sai, đó là lỗi của cha mẹ". Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Vì nhân cách tốt và tương lai tươi sáng của con mình, cha mẹ không những không nên tư lợi mà còn phải luôn quan tâm đến con cái, đừng để chúng hùa theo lợi dụng người khác. 

Cách dạy con trở thành người tốt:

Một gia đình biết cổ vũ ước mơ của con

Trong bức thư nhà văn Lưu Dư (Trung Quốc) viết cho con gái có một câu: "Nếu con muốn trở thành một chủ ngân hàng ở Phố Wall, hãy cứ làm đi. Nhưng nếu con chỉ muốn trở thành một thợ làm bánh thì cũng không sao, bố mẹ chắc chắn sẽ ủng hộ".

Khi một đứa trẻ lớn lên, tình yêu thương tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con chính là để chúng sống theo cách mà mình thích. Vì vậy, là cha mẹ, ngoài việc định hướng cho con, bạn cũng nên giúp con xây dựng ước mơ đẹp ngay từ khi còn nhỏ, để cuộc sống của con thêm thú vị.

Ước mơ giống như một hạt giống, nó sẽ từ từ bén rễ và nảy mầm, thôi thúc một người có động lực vô hạn. Những đứa trẻ có ước mơ thường dễ nhận ra giá trị bản thân, đồng thời dễ tìm thấy hạnh phúc trong sáng cho riêng mình trên đường đời.

Cha mẹ phải bắt đầu từ sở thích của con, trau dồi kiến thức chuyên môn của con trong một lĩnh vực nhất định, để con dần dần hình thành sự tự tin. Có như vậy, khi lớn lên con mới thực sự nhận thức rõ và phát huynh thế mạnh, ưu điểm của bản thân, mạnh mẽ trên hành trình chinh phục ước mơ của mình.

Khi một gia đình đều có ước mơ, họ có dũng khí tiến về phía trước, mỗi người sẽ tiếp tục chiến đấu vì ước mơ đó. Trong bầu không khí tích cực và dám nghĩ dám làm, đứa trẻ cũng từng bước tạo nên sự khác biệt khi lớn lên.

Gia đình có sự động viên, khen ngợi

nguoi me bi chi trich du doi khi co hanh dong khon vat ngay truoc mat con minh1

Ảnh minh họa

Có câu: "Nguyên tắc sâu xa nhất của bản chất con người là muốn được người khác đánh giá cao". Trên thực tế, bất kể bạn là ai, bạn đều thích nghe lời khen ngợi và động viên từ người khác hơn là chỉ trích và đổ lỗi. Trong một gia đình, điều đó càng quan trọng hơn.

Một gia đình có những lời khen ngợi và động viên, không chỉ khiến trẻ tự tin hơn mà còn tăng cường dũng khí và sức mạnh để đối phó với những thất bại và khó khăn.

Bạn có thể thường xuyên khen ngợi sự cố gắng của trẻ, nhưng đừng có thói quen khen trẻ thông minh như thế nào. Chỉ bằng cách này, đứa trẻ mới có thể nhận ra tầm quan trọng của sự chăm chỉ, để không từ bỏ việc tiến về phía trước và phấn đấu để đạt được nhiều thành tựu hơn.

Tất nhiên, bạn cũng có thể khen ngợi tính tích cực, dũng cảm, kiên trì, cẩn thận, sáng tạo, đáng tin cậy, khiêm tốn, v.v. của trẻ, để trẻ có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình trong cuộc sống.

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một gia đình được khuyến khích và khen ngợi khi lớn lên sẽ có xu hướng tự tin hơn những đứa trẻ khác và dễ dàng đạt được thành tích trong một ngành, lĩnh vực nào đó.

Thùy Dung (T/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-me-bi-chi-trich-du-doi-khi-co-hanh-dong-khon-vat-ngay-truoc-mat-con-minh-a597029.html