Củ hành tây tốt cho sức khỏe, được coi là "viên ngọc quý" tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe và có nhiều lợi ích. Vậy hành tây có tác dụng gì? Hãy cùng điểm danh những lợi ích tuyệt vời của hành tây đối với sức khỏe trong bài viết dưới đây.
Hành tây là nguyên liệu cần thiết trong nhiều món ăn, từ nướng, luộc, xào, ăn sống… Mặc dù nhiều loại hành với hình dạng, kích thước khác nhau nhưng loại phổ biến thường có ruột màu trắng, vỏ màu vàng sậm.
Hành tây chứa rất ít calo, trong 100g hành thường chỉ có khoảng 40 calo. Một củ hành tươi 89% là nước, 9% carbs và 1,7% chất xơ, ít protein và chất béo. Cụ thể, các chất dinh dưỡng chính trong 100g hành tây sống bao gồm:
Lượng calo: 40
Nước: 89%
Protein: 1,1g
Carbs: 9,3 gram
Đường: 4,2g
Chất xơ: 1,7g
Chất béo: 0,1g
Giàu dinh dưỡng: Theo báo Lao Động, hành tây đậm đặc chất dinh dưỡng, chúng có lượng calo thấp lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất và chất xơ . Loại củ này đặc biệt giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng liên quan đến việc điều chỉnh sức khỏe miễn dịch, sản xuất collagen, sửa chữa mô và hấp thu sắt. Hành tây cũng rất giàu vitamin B, bao gồm folate (B9) và pyridoxine (B6) - đóng vai trò chính trong quá trình trao đổi chất, sản xuất hồng cầu và chức năng thần kinh. Cuối cùng, nó là một nguồn kali tốt, một khoáng chất mà nhiều người đang thiếu.
Tốt cho tim mạch: Hành tây chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, giảm triglyceride và giảm mức cholesterol - tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đặc tính chống viêm mạnh mẽ của chúng cũng có thể giúp giảm huyết áp cao và bảo vệ chống lại cục máu đông.
Phòng chống ung thư: Ăn rau thuộc chi hành như tỏi và hành tây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm dạ dày và đại trực tràng.
Hành tây cũng chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.
Tăng cường sức khoẻ xương: Một nghiên cứu ở 24 phụ nữ trung niên và sau mãn kinh cho thấy những người tiêu thụ 100 ml nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần đã cải thiện mật độ khoáng xương và hoạt động chống oxy hóa so với nhóm đối chứng.
Hành tây giúp giảm căng thẳng oxy hóa, tăng mức độ chống oxy hóa và giảm mất xương, có thể ngăn ngừa loãng xương và tăng mật độ xương.
Tính kháng khuẩn cao: Hành tây có thể chống lại các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng, như E.coli, trực khuẩn mủ xanh,.. Quercetin chiết xuất từ hành tây dường như là một cách đặc biệt mạnh mẽ để chống lại vi khuẩn.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Hành tây là một nguồn giàu chất xơ và prebiotic, cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit béo chuỗi ngắn này tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và tăng cường tiêu hóa. Hành tây đặc biệt giàu prebiotic inulin và fructooligosacarit. Những thứ này giúp tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột của bạn và cải thiện chức năng miễn dịch.
Hạn chế mụn: Khi bị mụn, bạn có thể sử dụng nước hành tây để bôi lên, điều này sẽ giúp hạn chế sự phát triển của mụn. Dùng đều đặn, mụn sẽ bị xẹp đi. Chính thành phần lưu huỳnh hỗ trợ kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, hạn chế sự tái phát của mụn.
Hạ sốt: Thời tiết giao mùa chẳng may bị sốt nhẹ bạn có thể dùng nước ép hành tây để hạ sốt. Ngoài ra, bạn có thể thái lát mỏng thoa đều lên trán để hạ sốt. Cứ làm từ từ khoảng 15-30 phút, bạn sẽ thấy công dụng tuyệt vời của hành tây.
Dùng để trị gàu: Trong hành tây có chứa lưu huỳnh (chất thường có trong các sản phẩm trị gàu), vì thế bạn có thể dùng nước hành tây để thoa lên tóc, sau đó xả lại với nước ấm. Thi thoảng dùng như thế, bạn sẽ không còn nhìn thấy gàu trên da đầu của mình nữa.
Giảm đau khớp: Sử dụng hành tây hỗ trợ giảm đau khớp là bài thuốc phổ biến của nhiều người. Bạn có thể dùng mè đen giã nhuyễn, sau đó trộn với nước ép hành tây, đắp lên vùng bị đau. Cứ đều đặn, mỗi ngày khoảng 2 lần, mỗi lần khoảng 1 giờ sẽ giúp giảm sưng vùng khớp bị viêm. Hành tây cũng có tác dụng giảm đau, khiến bạn dễ chịu hơn.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/loai-cu-vo-xau-xi-duoc-vi-nhu-vien-ngoc-quy-tu-nhien-bao-ve-suc-khoe-a597259.html