Tôi là con một trong gia đình khá giỏi, lấy chồng được bố mẹ cho mảnh đất và xây căn nhà mặt tiền ở phố. So với tôi, gia đình chồng có điều kiện không bằng, là người ở dưới quê, nhà chúng tôi cách nhau khoảng chừng 100 cây số. Tôi thích anh vì vẻ ngoài điển trai, tính cách lại hiền lành, đặc biệt là rất cưng chiều vợ. Tôi thì ngược lại hoàn toàn, ham vui và vô cùng vụng về trong chuyện bếp núc, chăm sóc nhà cửa và con cái. Có lẽ vì trái ngược nhau, nên cả 2 bù trừ cho nhau, thu hút lẫn nhau.
Tính đến nay thì chúng tôi đã cưới nhau được gần 5 năm và 2 vợ chồng mới chỉ có một mụn con. Như mọi mùa hè khác, vợ chồng tôi sẽ dành 1 tuần để đưa con gái về quê thăm ông bà nội. Chuyến đi đã bắt đầu từ vài ngày trước, và hôm nay là ngày gia đình nhỏ của tôi gói ghém đồ đạc để chuẩn bị quay trở về thành phố, tiếp tục công việc của mình.
(Ảnh minh hoạ)
Trước khi lên xe, bố mẹ chồng cũng như những lần trước, bịn rịn ôm hôn cháu gái, dặn dò cháu ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ, cố gắng học hành. Ông bà cũng không quên nhắc vợ chồng tôi đủ điều, từ công việc, sức khoẻ, chăm sóc con cái đến chuyện gia đình. Vì bố mẹ chồng cũng lớn tuổi nên không có quà cáp cao sang gì để cho con cháu, vẫn là vài giỏ trái cây, bánh kẹo và rau củ quê hái ngoài vườn.
Tôi đã quá quen thuộc với điều đó nên lúc mang 2 túi rau từ dưới quê về, tôi cũng chả buồn mở ra xem mà cho luôn vào tủ lạnh. Thỉnh thoảng bố mẹ chồng cũng gửi đồ ăn quê lên cho nhà tôi, có khi một tháng ăn không xuể nên tủ lạnh lúc nào cũng chật kín đồ ăn, nào là trái cây, thịt cá và rau quả.
Vài ngày sau, trong lúc dọn dẹp lại tủ lạnh và lấy một ít nguyên liệu ra để phụ chồng nấu bữa cơm tối, tôi đã vô tình mang túi rau mẹ chồng tặng dưới quê ra và đưa cho chồng sơ chế. Nào ngờ khoảnh khắc chồng tôi mở túi ra, anh bất ngờ hét lớn khiến tôi giật cả mình không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
(Ảnh minh hoạ)
- Vợ ơi! Em lại đây xem bên trong túi rau có gì này!
- Có gì là gì hả anh! Đây là túi rau bà nội gửi làm quà cho cháu gái lúc cả gia đình mình về quê chơi vào tuần trước đấy!
Vừa nói, vừa tò mò nên tôi tiến lại chỗ chồng đang đứng rồi đưa mắt nhìn vào bên trong túi rau, tôi đã thực sự sốc khi nhìn thấy một phong bao lì xì màu đỏ dày cộm được gói ghém cẩn thận. Cả tôi và chồng lúc đó đều vô cùng bất ngờ, ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên sự việc này xảy ra. Thế là để tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện, chồng tôi đã ngay lập tức điện thoại về cho bố mẹ chồng ở dưới quê.
- Mẹ ơi! có phải mẹ đã bỏ nhầm một phong bao tiền vào túi rau quê cho nhà con không? Hôm nay chúng con mang ra chuẩn bị nấu nướng thì phát hiện ra nó nằm ở bên trong túi rau mẹ ạ! Vợ con bảo chắc trong lúc soạn đồ đạc, lu bu nhiều thứ nên mẹ để quên. Mẹ yên tâm, con giữ đây rồi sẽ chuyển tiền về lại cho bố mẹ tiêu nhé!
Từ đầu dây điện thoại bên kia, tôi và chồng nghe tiếng bố mẹ cười vui vẻ, giọng nhẹ nhàng nói:
- Không phải mẹ vô tình bỏ quên đâu con ạ, mà là cố tình đấy! Mẹ biết các con không thiếu thốn gì, nhưng nhiêu đó là chút phần thưởng mẹ dành cho cô cháu gái vì đã đạt thành tích tốt trong học tập ở năm học vừa rồi. Cháu học giỏi, lại ngoan nên ông bà thưởng cho cháu là chuyện bình thường.
Dù không nhiều nhưng vì sợ các con từ chối, bảo rằng bố mẹ lớn tuổi rồi nên làm gì có nhiều tiền để cho con cháu, nên mẹ mới phải nghĩ ra cách đó. Bé Thỏ thì còn nhỏ, mẹ sợ đưa tiền cho cháu sớm sẽ không tốt. Thỏ cũng sắp bước vào năm học mới rồi, con hãy dùng tiền đó sắm sửa vài bộ quần áo mới và sách vở cho cháu nhé!
(Ảnh minh hoạ)
Nghe những lời mẹ chồng nói, nước mắt tôi bắt đầu ứa ra vì vừa thương vừa cảm động trước sự quan tâm và tình yêu thương mà ông bà nội dành cho cháu. Có một ông bà nội tuyệt vời như thế này, con gái tôi sẽ hạnh phúc biết bao.
Tâm sự từ độc giả ngoclan...@gmail.com
Từ câu chuyện trên có thể thấy, việc cho trẻ nhỏ tiền có thể được phân tích từ các khía cạnh khác nhau để bố mẹ, người thân trong gia đình hiểu rõ hơn về lợi ích và những hệ quả tiềm ẩn.
Thứ nhất, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng đồng tiền trong trường hợp giúp trẻ phát triển ý thức về giá trị công lao và sự cố gắng. Khi trẻ phải làm việc hoặc hoàn thành nhiệm vụ để nhận được phần thưởng, trẻ học được rằng mọi thành quả đều đến từ sự nỗ lực và cống hiến của bản thân. Điều này giúp trẻ nhận ra giá trị của công việc, và khả năng xây dựng sự tự tin trong việc đạt được mục tiêu.
Thứ hai, ở một độ tuổi phù hợp, trẻ cũng cần được khuyến khích sự độc lập và khả năng tự quản lý tài chính. Khi trẻ phải tự quyết định và quản lý những khoản tiền mà mình kiếm được, trẻ sẽ học cách đánh giá giữa những nhu cầu ngắn hạn và lợi ích dài hạn. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng lập kế hoạch, tiết kiệm và sử dụng tiền một cách có trách nhiệm, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển tài chính trong tương lai.
Thứ ba, trong khi bố mẹ cho trẻ sử dụng đồng tiền, cần có sự giáo dục rõ ràng để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và tư duy độc lập. Nghĩa là trẻ cần được hiểu rằng, không phải có tiền là có thể giải quyết mọi vấn đề, và bản thân trẻ cần phải tìm cách sáng tạo, cũng như tìm hiểu các phương pháp khác phù hợp hơn. Điều này khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá và phát triển khả năng sáng tạo, giúp trẻ trở thành những người tự tin và độc lập trong việc giải quyết các thách thức trong cuộc sống.
Như vậy, việc bố mẹ hay người thân trong gia đình trước khi cho trẻ sử dụng đồng tiền thì cần phải xem xét kỹ, để tránh trường hợp trẻ hiểu sai và sử dụng nó không đúng đắn. Ở một độ tuổi phù hợp, việc bố mẹ giáo dục trẻ về đồng tiền và quản lý tài chính là cần thiết và điều này sẽ mang lại lợi ích đối với sự phát triển toàn diện, lành mạnh của trẻ trong tương lai.
TRANG TRI