Chị đưa chồng con về quê ngủ, 2 giờ đêm đi ngang phòng anh chị, cảnh bên trong làm tôi nghĩ mãi về anh rể

Chứng kiến cảnh tượng trước mắt, tôi mới thực sự hiểu ra lý do vì sao ngày ấy chị gái tôi nhất quyết gả cho anh rể.

Sau lễ cưới, chị gái của tôi và anh rể đã quyết định dọn ra sống riêng. Chị tôi là một người phụ nữ vốn rất giỏi giang, dù xuất thân từ gái làng quê, nhưng bao năm qua, nhờ nỗ lực làm việc mà chị đã mua được một căn nhà riêng khi còn độc thân, và chính sự thành công của chị đã khiến mẹ tôi phản đối việc chị chọn anh rể làm chồng.

Trái ngược hoàn toàn với chị tôi, anh rể chỉ là một người đàn ông bình thường, không có nhan sắc nổi bật, gia đình không giàu có, thậm chí là điều kiện còn không được như nhà tôi, và anh cũng không có tài năng gì đặc biệt. Nói chung, so với chị thì anh rể không có chút gì là "xứng đôi vừa lứa".

Tuy nhiên, chị gái tôi lại luôn là người có chính kiến và ý chí mạnh mẽ. Nếu chị đã lựa chọn thì không có điều gì có thể thay đổi được. Đó là lý do mà sau khi chị kết hôn, mối quan hệ giữa anh rể và gia đình tôi khá lạnh nhạt, vì đơn giản là mẹ tôi không thích anh rể. Dù vậy, bao lâu nay, anh rể vẫn luôn làm tròn bổn phận của mình, tuân thủ các nghi lễ và quan tâm đến bố mẹ vợ. Tuy nhiên, mẹ tôi vẫn không bao giờ tỏ ra thân thiện với anh ấy. Đến nay, đã 5 năm kể từ ngày họ kết hôn và anh chị đã có hai đứa con, một con gái 4 tuổi và cậu con trai mới được 8 tháng.

(Ảnh minh hoạ)

Vài ngày trước đó, chị gái tôi và anh rể đã quyết định đưa hai đứa con về quê chơi hè, thăm ông bà ngoại. Mẹ tôi rất nhớ các cháu nên đã đưa cháu gái lớn vào ngủ chung với ông bà, trong khi chị gái, anh rể và cháu trai nhỏ của tôi được sắp xếp ngủ trong căn phòng mà chị gái tôi từng ở trước khi có nhà riêng.

Đêm đó, tôi thức khuya chạy dự án ở công ty. Khoảng 2h sáng, tôi ra khỏi phòng để hít thở không khí cho tỉnh táo. Vì phòng chị gái kế bên phòng tôi, nên khi đi qua cửa phòng của chị và anh rể, tôi bất ngờ nghe tiếng động và thấy ánh đèn vẫn sáng. Tôi cứ nghĩ trong nhà chỉ còn mình tôi thức, còn mọi người thì đã chìm vào giấc ngủ say, nhưng có lẽ anh chị tôi đã tỉnh dậy và họ đang làm gì đó.

- Vợ à! Em cứ ngủ đi, để anh thay tã cho cu Bo và cho con uống sữa! Đêm nào con cũng hay khuấy lúc nửa đêm thế này! Sao em chịu nổi, em phải lo cho sức khoẻ của mình đấy!

Mặc dù tôi biết thật không phải phép khi nhìn lén anh chị như thế, nhưng đứng từ cửa nhìn vào, tôi thực sự cảm động khi nhìn thấy hình ảnh anh rể ẵm cu Bo trên tay, dỗ dành cho thằng bé bú sữa, còn chị tôi thì vẫn nằm trên giường. Với giọng nói nhỏ nhẹ, ngọt ngào anh rể vừa bộc bạch với chị, tôi cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt mà anh ấy dành cho con.

(Ảnh minh hoạ)

Biết vợ trông con nhỏ rất vất vả, là chồng nên anh rể đã chủ động san sẻ với vợ. Chỉ với những hành động giản đơn như vậy thôi, cũng đủ để các mẹ bỉm sữa cảm thấy được an ủi và hạnh phúc. Lúc này, tôi lại tiếp tục nghe anh rể nựng cu Bo.

- Con trai của bố ngoan nhé! Đừng quấy mẹ, để mẹ nghỉ ngơi! Mẹ chăm con vất vả lắm đấy! Ngoan cho mẹ vui Bo nha!

Nghe những tâm tư của anh rể dành cho cháu trai, tôi bất giác mỉm cười. Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao chị gái lại quyết định gả cho anh rể, mặc dù xung quanh có rất nhiều chàng trai "xứng đôi vừa lứa" hơn. Chị tôi biết rất rõ anh sẽ là một người cha tuyệt vời của các con. Là đứa em trai của chị, tôi thực sự hạnh phúc vì chị đã gả cho đúng người.

Tự hỏi nếu sau này tôi cũng trong hoàn cảnh tương tự như anh rể, liệu tôi có thể trở thành một người cha tuyệt vời, biết chăm con như cái cách mà anh rể đã làm hay không?

Tâm sự từ độc giả kyanh...@gmail.com

Trong giai đoạn chăm sóc con sơ sinh, vai trò của người bố là vô cùng quan trọng. Vì vậy mà trong thực tế, việc nhiều ông bố thoái thác, đổ cho người mẹ trách nhiệm chăm con sơ sinh là sai lầm.

Đầu tiên, việc chăm sóc con sơ sinh là trách nhiệm chung của cả bố và mẹ. Con là kết tinh tình yêu của cả bố và mẹ, do đó, việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cũng cần sự hỗ trợ và chia sẻ trách nhiệm từ cả hai phía. Thông qua việc tham gia vào quá trình chăm sóc con sơ sinh, người bố không chỉ chia sẻ bớt áp lực với người mẹ, mà còn tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận, cân bằng, nơi mẹ và cha cùng nhau đóng góp và chăm sóc con cái.

Thứ hai, tham gia vào quá trình chăm sóc con sơ sinh giúp người bố tạo dựng một kết nối sâu sắc và gắn kết với con. Khi người bố dành nhiều thời gian quan tâm đến con, con sẽ cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc đầy đủ từ cả bố và mẹ, tạo ra một môi trường gia đình ấm áp và hỗ trợ. Điều này có thể tác động tích cực đến sự phát triển tâm sinh lý và tình cảm của con trong quá trình trưởng thành. Đồng thời, chia sẻ công việc chăm con cũng giúp người bố tìm hiểu và thấu hiểu hơn về nhu cầu của con, từ đó xây dựng mối quan hệ cha con mạnh mẽ.

Thứ ba, việc tham gia vào quá trình chăm sóc con sơ sinh cũng giúp người bố phát triển kỹ năng làm cha. Từ việc thay tã, tắm rửa, cho ăn, ngủ... người bố học được cách chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con. Điều này sẽ giúp người bố tự tin và thành thạo hơn trong việc chăm sóc con cái.

TRANG TRI

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/chi-dua-chong-con-ve-que-ngu-2-gio-dem-di-ngang-phong-anh-chi-canh-ben-trong-lam-toi-nghi-mai-ve-anh-re-a597426.html