Giải quyết rạn da cực nhanh chỉ bằng một vài thao tác nhỏ

Mang thai là hành trình hạnh phúc của hầu hết các bà mẹ. Tuy nhiên đi kèm với đó mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe, một trong số đó là rạn da.

Mang thai là hành trình hạnh phúc của hầu hết các bà mẹ. Tuy nhiên đi kèm với đó mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe, một trong số đó là rạn da.

Rạn da là tình trạng mà hầu hết các mẹ bầu gặp phải. Nó gây mất thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ.

Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi mẹ tăng cân nhanh hơn so với mức co dãn của da. Vị trí mẹ thường bị rạn da nhiều là ở vùng bụng, ngực, mông, đùi hoặc bắp chân. Các vết rạn sẽ có màu tím, đỏ, hay trắng tùy vào cơ địa của từng người. Chúng sẽ chuyển thành màu xám, đen hoặc đỏ sau khi sinh.

Sức khoẻ - Làm đẹp - Giải quyết rạn da cực nhanh chỉ bằng một vài thao tác nhỏ

Rạn ra không cố định thời gian xảy ra trên mẹ bầu mà thời gian xuất hiện các vết rạn sớm hay muộn hoặc không có tùy vào cơ địa của mỗi người. Đa số, khoảng 90% mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi bước vào tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Các vết rạn sẽ lớn dần theo tuổi thai và theo cân nặng của mẹ nếu mẹ tăng cân nhanh.
Về hình dáng, các vết rạn da khi mang thai sẽ khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Khi mới hình thành, chúng thường có độ dài khoảng 5 – 10cm với nhiều kích thước khác nhau. Nếu mẹ bầu tăng cân nhanh thì vết rạn sẽ thường nhiều và to hơn những mẹ bầu tăng cân bình thường.

Các vết rạn da thường không gây đau nhưng nó có thể gây sẩn ngứa do da bị kéo căng.

Về màu sắc, các vết rạn da ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ có màu sắc khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Thông thường, với phụ nữ có da trắng, vết rạn thường hồng nhạt. Còn với những mẹ bầu có làn da ngăm đen, tối màu thì vết rạn lại có màu sáng hơn, rất dễ nhận biết.

Sau khi sinh một thời gian, mạch máu co lại, các vết rạn sẽ chuyển sang màu trắng hoặc đen, đỏ tùy theo màu da của mẹ. Có nhiều trường hợp, các vết rạn sẽ mờ dần.

Với mẹ bầu sinh con lần đầu thì các vết rạn thường có màu đỏ, hồng hoặc hồng tía rồi sau đó sẽ chuyển sang màu trắng sau khi sinh. Với những mẹ bầu sinh con lần thứ 2 trở lên, các vết rạn thường nhạt màu hơn.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Trong đó, có một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như:

Thay đổi hormone trong cơ thể

Khi mang bầu, nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ thay đổi, nhất là từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi, sự thay đổi này ngày càng rõ rệt. Lúc này, thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra progesterone và hoocmon estrogen. Chúng kích thích các phần tử tiền hắc tố melatin khiến tăng sắc tố da.

Đây cũng là nguyên nhân khiến các vết rạn da khi mang thai bắt đầu xuất hiện và có màu sắc sẫm hơn so với vùng da xung quanh. Một số mẹ bầu còn xuất hiện các vết thâm nám xấu xí gây mất thẩm mỹ.

Do cơ địa

Không chỉ riêng tình trạng rạn da khi mang thai mà rất nhiều bệnh lý khác cũng liên quan đến cơ địa của mỗi người. Với những mẹ bầu có cấu trúc da bền vững, độ đàn hồi cao thì sẽ ít bị rạn hơn so với những người có cấu trúc da yếu, dễ thay đổi khi bị tác động.

Tăng cân quá nhanh

Sức khoẻ - Làm đẹp - Giải quyết rạn da cực nhanh chỉ bằng một vài thao tác nhỏ (Hình 2).

Khi mang thai đa số các mẹ bầu đều tăng cân. Tuy nhiên, với một số mẹ bầu tăng cân quá nhanh sẽ khiến da bị kéo dãn và mất dần đi sự đàn hồi. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai.

Do di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân rạn da khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý. Nếu mẹ bạn, chị gái hay em gái bạn bị rạn da trong quá trình mang thai thì bạn cũng có khả năng cao gặp phải tình trạng này. Đừng bất ngờ về điều này mẹ bầu nhé.

Bên cạnh đó, nếu mẹ mang đa thai, hay trọng lượng thai nhi lớn cũng sẽ bị rạn da nhiều hơn. Nguyên nhân là do tử cung phải dãn rộng để có đủ chỗ chứa thai nhi nên vùng da quanh bụng cũng dễ bị rạn hơn bất cứ vị trí nào khác.

Những mẹo chữa rạn da cho chị em trong thời gian mang thai

Dầu dừa – Sự chăm sóc nhẹ nhàng

Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, vừa chống lão hóa, lại vừa tăng cường độ đàn hồi trên da, nhờ vậy có thể giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế sự xuất hiện của vết rạn. Ngoài ra, dầu dừa có công dụng làm mềm da, ngăn ngừa các sợi collagen và elastin bị đứt gẫy do bụng bầu tăng kích thước quá cỡ.

Cách làm mờ vết rạn bằng dầu dừa rất đơn giản. Bạn cho dầu dừa vào một cái lọ nhỏ (cỡ lọ thuốc nhỏ mắt), khi dùng chỉ cần nhỏ vài giọt và massage đều khoảng 2-3 phút theo hướng vòng tròn để dầu dừa thấm sâu vào da. Thời gian lý tưởng nhất để thoa dầu dừa là sau khi tắm xong.

Bạn cần lưu ý, có rất nhiều ý kiến của các bác sĩ chuyên môn cho rằng việc massage bụng khi đang mang thai có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, các mẹ chỉ nên thoa dầu dừa nhẹ nhàng và thật chậm bằng ngón trỏ. Bên cạnh đó, thời gian thích hợp để bắt đầu sử dụng dầu dừa là vào tháng thứ ba khi mang bầu, sử dụng 1 lần/ngày, sau đó tăng lên 2 lần/ngày vào tháng thứ năm cho đến cuối thai kì để hạn chế triệt để tình trạng rạn da sau sinh.

Sữa tươi – Tăng cường sức sống cho da

Sữa tươi và dầu olive là sự kết hợp tuyệt vời giúp đẩy lùi nỗi lo về các vết rạn da xấu xí. Việc bạn cần làm chỉ là chuẩn bị một thìa dầu olive và một cốc sữa tươi, đun sữa cho sôi rồi cho vài giọt dầu olive vào. Đợi hỗn hợp nguội, dùng bông cotton hoặc khăn sạch chấm hỗn hợp thoa đều lên vùng da bị rạn, sau đó đợi khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước mát.

Bơ – Kem dưỡng thể từ thiên nhiên

Bơ là loại trái cây ưa thích của các chị em phụ nữ bởi nó vừa mát vừa giúp phái đẹp có làn da láng mịn. Trong việc đẩy lùi vết rạn trên da mẹ bầu, bơ, dầu olive và vitamin E kết hợp tạo thành “bộ ba hoàn hảo” cung cấp dưỡng chất làm phục hồi da.

Vì vậy, bên cạnh những ly sinh tố ngon lành, ngọt mát, bạn hãy dành ra một phần bơ, nghiền mịn chúng với khoảng 5 viên nang vitamin E và 1 thìa dầu olive để tạo ra một hỗn hợp dưỡng thể hoàn hảo, giúp bạn đẩy lùi quá trình rạn da không mong muốn.

Sức khoẻ - Làm đẹp - Giải quyết rạn da cực nhanh chỉ bằng một vài thao tác nhỏ (Hình 3).

Chăm chỉ tập thể thao

Tập thể dục thể thao và vận động đều đặn không chỉ giúp tăng tính đàn hồi của da, hạn chế bị rạn da khi mang bầu mà nó còn rất tốt cho sức khỏe, tăng tính đề kháng cho mẹ bầu. Chính vì vậy, hãy duy trì đều đặn thói quen tốt này mẹ nhé.

Uống nhiều nước để hạn chế rạn da khi mang thai

Mẹ bầu hãy đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Điều này đặc biệt cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, cấp ẩm cho da mà còn làm tăng tính đàn hồi của da. Từ đó hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai.

Thùy Dung (T/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/giai-quyet-ran-da-cuc-nhanh-chi-bang-mot-vai-thao-tac-nho-a598003.html