Loại rau mọc đầy ở vùng quê nhưng "khắc tinh" chống ung thư cực tốt

Khi đã biết lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cách chế biến dược liệu "thần kỳ" này.

Lợi ích của lá tía tô đối với sức khỏe

Đời sống - Loại rau mọc đầy ở vùng quê nhưng 'khắc tinh' chống ung thư cực tốt

Lá tía tô là loại ra vị được nhiều người Việt lựa chọn. Ảnh minh họa.

Dược liệu: Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Đặc biệt, trong Y học cổ truyền, tía tô là loại dược liệu tên là tô diệp (tử tô hoặc tô ngạnh). Nó có mùi thơm, vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, trị nhức đầu, ho, hen suyễn.

Kháng khuẩn và kháng nấm: Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Trong tinh dầu của tía tô chứa Alpha linolenat, đây là axit omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân.

Cải thiện tiêu hóa: Lá tía tô chứa flavonoid, chất này giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày. Điều này bao gồm đầy hơi, buồn nôn... Tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, do đó cải thiện tiêu hóa và giảm tác động của chứng khó tiêu. Cụ thể, tinh dầu trong lá tía tô cũng có tác dụng giảm viêm trong dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm khó tiêu, tốt cho đường ruột.

Làm đẹp da: Phụ nữ uống nước lá tía tô còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ngừa mụn, làm đẹp da.

Chống lại các tế bào ung thư: Theo VOV, đáng chú ý, một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.

Trị cảm lạnh: Cây tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe... tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu Tp.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.

Mách bạn cách nấu nước tía tô bồi bổ sức khỏe

Đời sống - Loại rau mọc đầy ở vùng quê nhưng 'khắc tinh' chống ung thư cực tốt (Hình 2).

Uống lá tía tô rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Bài viết của BS Vũ Quốc Trung trên Báo Sức khoẻ & Đời sống, theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn; một số nấm gây bệnh ngoài da; tăng cường nhu động dạ dày, ruột; làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản. Do đó nó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn; tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu...

- Để nấu nước lá tía tô bạn chỉ cần lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun sôi 2.5 lít nước lọc và bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín.

- Cho hỗn hợp trên sôi lại trong 2 phút rồi tắt bếp, để cho nguội, chắt vào bình sạch và thêm vào đó 3 lát chanh tươi, đậy nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý: Tuy tía tô tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống.

Trúc Chi (t/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/loai-rau-moc-day-o-vung-que-nhung-khac-tinh-chong-ung-thu-cuc-tot-a599129.html