Sau thời gian ăn cháo xay nhuyễn từ khoảng 2-3 tháng, mẹ hãy cho bé làm quen với cháo vỡ hạt. Cần phải chú ý là không nên nấu cháo bằng nước hầm xương vì như vậy sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thay vào đó, mẹ hãy hầm một nồi cháo riêng, mỗi bữa ăn sẽ múc ra nấu chín cùng với thịt, cá, rau củ rồi thêm chút dầu ăn cho bé để đảm bảo dưỡng chất.
Cách nấu cháo cho bé đảm bảo dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Khi bước sang 1 tuổi, trẻ có thể ăn cháo nguyên hạt để kích thích dạ dày tiêu hóa thức ăn, giúp bé ngon miệng. Nếu trẻ 1 tuổi mà mẹ vẫn cho trẻ ăn cháo xay sẽ khiến cho dạ dày của bé tiết ít dịch vị, bé không có cảm giác ngon miệng, lâu dần sinh biếng ăn.
Nguyên liệu: Gạo tẻ ngon, sườn, cà rốt, ngô ngọt, hành, mùi, gia vị
Thực hiện:
- Sườn chặt miếng rồi cho vào nước sôi, luộc qua và rửa sạch lại. Sau đó cho sườn vào trong nồi ninh nhừ. Khi thấy sườn đã mềm, gắp sườn ra bát và gỡ riêng phần thịt.
- Gạo vo sạch rồi đổ vào trong nồi nước vừa ninh sườn để nấu thành cháo cho nhừ. Trong quá trình nấu, thỉnh thoảng lấy muôi hoặc đũa khuấy nhẹ để tránh cho gạo không bị khê. Khi nấu cháo có thể thêm nước để cháo sánh, mịn.
- Hành, mùi thái nhỏ. Thái hạt lựu cà rốt.
- Khi thấy cháo đã nhừ thì đổ phần thịt sườn vừa gỡ vào trong nồi để sôi trở lại rồi tiếp tục cho cà rốt, ngô ngọt vào tiếp tục đun sôi. Thêm gia vị vừa miệng.
- Cháo sánh mịn, không loãng, quyện cùng với sườn, rau của là hoàn thành.
- Múc cháo ra bát, rắc thêm chút hành mùi cho thơm.
Nguyên liệu: Tôm lột vỏ, gạo tẻ ngon, nấm rơm (hoặc nấm tuyết, nấm kim châm), hành khô, bột nghệ, gia vị.
Thực hiện:
- Gạo tẻ vo sạch, ngâm trong nước khoảng từ 45-60 phút. Sau khi ngâm thì vớt ra để ráo rồi cho vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa cho đến khi gạo nở chín mềm.
- Tôm giã cối hoặc xay mịn.
- Phi thơm hành khô rồi cho tôm vào xào, thêm 1 thìa nhỏ bột nghệ rồi đảo đều. Sau khi thấy tôm săn lại thì tắt bếp, cho ra bát.
- Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch, băm thật nhỏ nhuyễn.
- Khi cháo đã nở đều, nhuyễn thì cho tôm vào khuấy đều.
- Cháo gần chín thì cho nấm vào khuấy đều thêm lần nữa.
- Hành mùi rửa sạch thái nhỏ cho vào cháo. Tắt bếp và múc ra bát, cho trẻ ăn khi còn nóng.
Nguyên liệu: Gạo tẻ, cá hồi tươi, hành lá, rau mùi, gia vị.
Thực hiện:
- Làm sạch cá hồi sau khi mua về, luộc chín rồi gỡ lấy phần thịt, phần xương để riêng.
- Băm nhuyễn thịt cá hồi, phi thơm cùng hành, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Xương cá hồi tiếp tục mang ninh để lấy nước dùng.
- Gạo nếp, gạo tẻ cho vào nấu nhừ.
- Sau khi cháo đã chín thì cho các hồi đã phi vào đảo.
- Đợi nguội bớt thì múc ra bát cho trẻ dùng.
Nguyên liệu: Thịt bò, khoai tây, gạo, gia vị
Thực hiện:
- Gạo vo sạch, nấu cháo chín.
- Khoai tây luộc mềm rồi tán thật nhuyễn.
- Thịt bò rửa sạch đem xay
- Cho thịt bò vào cháo, nêm nếm gia vị.
- Tiếp đến cho thêm khoai tây, khuấy đều rồi tắt bếp.
Nguyên liệu: Bông cải xanh, phô mai, hành tây, nước xương hầm, tôm, gạo, gia vị
Thực hiện:
- Ngâm gạo trong nước khoảng 1 giờ rồi vớt ra, để ráo.
- Chần bông cải xanh qua nước sôi có pha chút muối rồi rửa sạch cùng nước lạnh.
- Hành tây rửa sạch.
- Thái miếng nhỏ bông cải xanh, hành tây.
- Đun nóng nồi cùng chút dầu ăn cho bé, cho hành tây vào xào đến khi thơm thì cho tôm vào, nêm thêm chút muối rồi cho gạo vào đảo đều.
- Cho nước dùng vào nồi đun sôi, khi đã sôi thì vặn nhỏ lửa và nấu nhừ.
- Nếu thấy cháo quá đặc thì cho thêm nước dùng.
- Khi cháo đã nhừ thì cho bông cải xanh vào đun sôi.
- Cho 1 miếng phô mai vào khuấy tan, nêm gia vị vừa miệng và tắt bếp, múc cháo ra bát.
Nguyên liệu: Thịt gà, rau ngót, dầu ăn
Thực hiện:
- Xay nhỏ thịt gà và rau ngót để trẻ có thể ăn được mà không sợ bị hóc.
- Sau khi thịt và rau ngót đã xay xong thì cho tất cả nguyên liệu này vào nồi nấu cháo, cắm điện và chọn chế độ nấu là được.
- Sau khi hết thời gian thì cháo đã nhừ nhuyễn và không cần xay lại, mẹ có thể cho trẻ ăn trực tiếp.
Nguyên liệu: Thịt lươn, gạo, khoai môn đã được thái nhỏ, rau mùi, hành lá, gia vị.
Thực hiện:
- Gạo vo sạch rồi nấu cháo với 1l nước và cho khoai môn vào nấu nhừ.
- Lươn lóc bỏ xương, làm sạch thật kỹ, thái miếng nhỏ, ướp cùng với 1 thìa cà phê hạt nêm (loại dùng cho bé).
- Phi thơm hành tím cùng một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho đến khi thịt săn và thơm.
- Cho lươn vào trong nồi cháo, trộn đều. Mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn cho bé.
- Khi ăn mẹ hãy cho ít hành lá và rắc thêm chút tiêu để món cháo thêm phần hấp dẫn.
Nguyên liệu: Chim bồ câu, hạt sen, gạo, hành tím, tỏi băm, gia vị cho bé
Thực hiện:
- Bồ câu rửa sạch với nước, bóc bỏ phần phổi để cho ráo nước rồi ướp gia vị
- Hạt sen bỏ tim, sau đó luộc chín
- Vo gạo thật sạch sau đó nấu cháo, tiếp đến thêm hạt sen và chim bồ câu vào hầm
- Đợi khi cháo và chim chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Cho cháo ra bát, rắc thêm chút tiêu và ít rau thơm rồi thưởng thức.
Nguyên liệu: Yến mạch, trứng gà, gia vị cho bé
Thực hiện:
- Đun nước trong nồi và khi nước sôi, cho yến mạch vào.
- Đun khoảng 5-7 phút, đảm bảo yến mạch mềm.
- Trong khi đun cháo, đánh trứng gà trong một tô riêng.
- Sau khi yến mạch mềm, tắt bếp và đổ từ từ trứng gà vào nồi cháo nóng.
- Khuấy đều để trứng chín nhưng không đông kết lại thành vụn.
- Thêm một chút gia vị để tăng hương vị. Bạn có thể tùy chỉnh lượng muối tuỳ theo khẩu vị của bé.
Nguyên liệu: Bí đao đã rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ, gạo tẻ và gạo nếp, thịt ếch, gia vị cho bé
Thực hiện:
- Rửa sạch gạo và ngâm trong nước lạnh trong khoảng 30 phút để gạo mềm hơn khi nấu.
- Đun nước trong nồi lớn và khi nước sôi, cho bí đao và thịt ếch vào nồi.
- Đun khoảng 10-15 phút cho đến khi bí đao và thịt ếch mềm.
- Đổ nước gạo nếp vào nồi và nấu cháo trên lửa nhỏ khoảng 30-40 phút. Khi nấu, nhớ khuấy đều để cháo không bị cháy đáy nồi.
- Nếu cần, thêm nước vào nồi nếu cháo quá đặc.
- Nêm nếm gia vị vừa miệng bé.
Có nhiều cách nấu cháo cho bé khác nhau mà mẹ hoàn toàn có thể áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, đảm bảo nguồn cung cấp cùng chế độ cân bằng dinh dưỡng, trong thực đơn hàng ngày của bé, mẹ nên lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Gạo dùng để nấu cháo cho bé nên chọn những loại gạo thơm ngon, độ dẻo vừa phải để bé dễ ăn và ăn ngon hơn.
- Dùng các loại thực phẩm giàu protein như thịt heo, thịt bò, cá, tôm...để cung cấp năng lượng, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển cho bé.
- Các thực phẩm chứa chất béo có lợi cho sức khỏe của trẻ như dầu oliu, dầu cá hồi, phô mai...sẽ giúp bé giảm các triệu chứng tăng động, tăng khả năng tập trung, phát triển trí tuệ.
- Các loại rau xanh, củ, quả, trái cây giàu khoáng chất và vitamin như củ cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bí đỏ, chuối, táo...giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Ngoài ra, mẹ không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng các loại gia vị vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
LINH SAN
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/tong-hop-10-cach-nau-chao-cho-be-an-dam-day-du-dinh-duong-a600307.html