Dầu hào là một loại gia vị thường được sử dụng trong nhà bếp và hay dùng để tăng độ "mỡ màng", tươi ngon cho món ăn. Nhìn từ tên gọi, chúng ta có thể thấy nguyên liệu làm dầu hào là từ con hào (hàu), sau khi nấu hàu, bạn có thể lấy được nước hàu cô đặc, nhà sản xuất cho thêm một số chất phụ gia để trở thành loại dầu hào mà bạn hay nấu ăn.
Dầu hào phổ biến trong mọi gia đình. (Ảnh minh họa).
Nhiều nghiên cứu cho rằng dầu hào không tốt cho sức khỏe. Theo quan điểm này, khi đun nóng, dầu hào càng dễ gây hại cho cơ thể, gây ung thư. Nguyên nhân chính khiến một số người cho rằng dầu hào gây ung thư là do chất điều vị monodium glutamate trong dầu hào, đây là nguồn tạo nên hương vị quan trọng của loại thực phẩm này. Các nghiên cứu khác lại tin rằng việc đun nóng natri glutamate (chất có trong dầu hào) ở nhiệt độ cao có thể tạo ra natri pyroglutamate, gây ung thư.
Trên thực tế, nghiên cứu này chỉ đúng một nửa. Bột ngọt là chất phụ gia được phê duyệt cho nhiều loại gia vị, trong đó có dầu hào. Khi nấu ở nhiệt độ trên 120°C, natri pyroglutamate thực sự có thể được tạo ra từ bột ngọt. Tuy nhiên, tác hại của natri pyroglutamate đã bị phóng đại nghiêm trọng, natri pyroglutamate không dễ gây ung thư, sự xuất hiện của nó sẽ chỉ làm giảm đáng kể tác dụng tăng độ tươi của dầu hào. Vì vậy, điều bạn cần lo lắng là việc bảo quản dầu hào có đúng cách hay không, bảo quản sai cách có thể gây nguy cơ ung thư.
Theo Giám đốc Khoa Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Ung thư Tứ Xuyên, dầu hào sau khi mở nắp rất dễ bị oxy hóa và phân hủy ở nhiệt độ phòng, trở thành môi trường nuôi cấy cho các vi sinh vật trong môi trường. Khi đó, dầu hào cũng có thể sản sinh ra nhiều loại độc tố, đặc biệt độc tố cấp độ 1 là chất aflatoxin gây ung thư. Khi được bảo quản tốt, kể cả bạn có đun nóng dầu hào cũng không thể gây ung thư được.
Trên thực tế, 4 loại gia vị sau bạn nên ăn ít:
1. Dầu tự ép
Dầu tự ép ở nông thôn rất thơm vì là sản phẩm được sơ chế từ đậu phộng, đậu nành và các nguyên liệu thô khác, nhiều người cho rằng dầu tự ép là tự nhiên, ngon và an toàn hơn.
Tuy nhiên, dầu tự ép thiếu quy trình tinh chế, khó loại bỏ các chất độc hại, việc kiểm soát nguyên liệu chưa chặt chẽ nên dễ để aflatoxin vượt tiêu chuẩn .
Ngoài ra, môi trường của hầu hết các xưởng dầu tự ép tương đối kém, máy móc bẩn, chất lượng dầu ăn sản xuất ra có thể không đảm bảo.
2. Dầu đã chiên nhiều lần
Một số người quen tiết kiệm, sử dụng dầu chiên nhiều lần. Dầu được chiên đi chiên lại có thể dễ dàng tạo ra benzopyrene, amin dị vòng và các chất gây ung thư khác ở nhiệt độ cao cũng như các axit béo chuyển hóa. Việc tiêu thụ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Đường tinh luyện
Nhiều thập kỷ trước, đường là một sản phẩm xa xỉ, nhưng ở thời hiện đại, công nghệ đã có thể sản xuất ra nhiều loại đường tinh luyện có độ tinh khiết cao, chẳng hạn như đường nâu, glucose và xi-rô fructose.
Nói chung, bạn không nên tiêu thụ quá 25g đường tinh luyện mỗi ngày , nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể gây rối loạn nội tiết trong cơ thể, gây kháng insulin, tăng cân và tăng nguy cơ mắc các khối u đường tiêu hóa, ung thư vú...
4. Muối
Lượng muối ăn hàng ngày của mỗi người không được vượt quá 5g, ăn quá nhiều muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày do áp suất thẩm thấu cao, thậm chí dẫn đến viêm dạ dày, loét dạ dày và các trường hợp nghiêm trọng hơn dẫn đến ung thư dạ dày.
THÙY LINH (DỊCH TỪ EATINGWELL)