Hà Nội
Nhiệt độ thấp nhất: 17-19 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 19-21 độ
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực này có mây có mưa và mưa nhỏ. Gió đông bắc cấp 3. Trời rét.
Phía Tây Bắc Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 16-19 độ; riêng khu Tây Bắc có nơi dưới 14-16 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 19-22 độ.
Nhiều mây, có mưa vài nơi, gió nhẹ. Trời rét, có nơi rét đậm, rét hại.
Phía Đông Bắc Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 16-19 độ, vùng núi 13-16 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 18-21 độ, có nơi trên 21 độ.
Nhiều mây, có mưa và mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế
Nhiệt độ thấp nhất: 18-21 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 22-25 độ.
Nhiều mây, phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An) có mưa và mưa nhỏ rải rác. Phía Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió bắc đến tây bắc cấp 3. Phía Băc trời lạnh.
Đà Nẵng đến Bình Thuận
Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ.
Nhiệt độ cao nhất: Phía Bắc 25-28 độ, phía Nam 29-32 độ.
Nhiều mây, phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Tây Nguyên
Nhiệt độ thấp nhất: 19-22 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 26-29 độ, có nơi trên 29 độ.
Có mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng phía Đông có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Nam Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ.
Khu vực này có mây, có mưa rào và dông vài nơi; chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cách chữa khô miệng hiệu quả tại nhà khi trời chuyển lạnh
Thời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển lạnh, nhiều người hay bị khô miệng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng và bệnh nướu răng... Để giảm nhanh tình trạng khô miệng, bạn có thể thực hiện tại nhà với các biện pháp đơn giản, dễ làm.
- Gừng: Gừng giúp kích thích sản xuất nước bọt. Bạn có thể thử nhai gừng hoặc uống trà gừng mỗi ngày để cải thiện tình trạng khô miệng một cách tự nhiên.
- Sử dụng kẹo ngậm không đường: Ngậm kẹo không đường có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt, từ đó làm giảm tình trạng khô miệng. Tuy nhiên, bạn cần tìm đúng loại kẹo được dán nhãn đặc biệt là không đường, tránh loại kẹo ghi trên bao bì không có đường nhưng vẫn có thể chứa đường.
- Nha đam: Nước ép nha đam dùng để súc miệng hoặc uống trực tiếp rất hiệu quả trong việc dưỡng ẩm cho miệng, giảm khô miệng, bảo vệ niêm mạc miệng.
- Ớt ngọt: Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017, ớt ngọt thúc đẩy tăng tiết nước bọt, giúp giảm khô miệng. Bạn có thể thêm ớt ngọt vào bữa tối hoặc ăn sống trong bữa ăn nhẹ vào giữa buổi chiều.
Lưu ý bên cạnh các thực phẩm có tác dụng giảm khô miệng, bạn cần tránh các loại nước uống có chứa caffein như cà phê, trà, soda… do caffein là một chất lợi tiểu, có thể gây mất nước và khô miệng.
Nếu dùng những phương pháp trên khô miệng không được cải thiện với những biện pháp tại nhà và kèm theo các dấu hiệu nặng hơn như mũi khô, miệng rát, họng khô rát, nứt nẻ môi, hơi thở hôi, lưỡi khô, đỏ, giọng khàn… cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, theo Sức khỏe & Đời sống.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/du-bao-thoi-tiet-ngay-1122023-mien-bac-bat-dau-chuyen-ret-a603395.html