Tôi năm nay 33 tuổi, là thư ký giám đốc của một công ty sản xuất xi măng. Qua các mối quan hệ tôi quen được bạn trai hiện tại. Anh là con nhà gia giáo, đã từng đi du học nước ngoài và hiện cũng là giám đốc của một công ty vật tư xây dựng. Sau 1 năm tìm hiểu tôi mới thừa nhận với anh chuyện đã từng lập gia đình 1 lần và có 1 cậu con trai.
Tuy nhiên lấy chồng và có con khi còn quá trẻ cũng là điều khiến tôi tiếc nuối và gặp nhiều khó khăn nên cả hai đã ly hôn cách đây 2 năm, con trai tôi hiện cũng đang sống với mẹ chồng cũ. Ban đầu anh cũng khá bất ngờ về những thành thật của tôi nhưng sau đó càng quen, càng hiểu nhau, anh nói rằng những quá khứ hãy cứ để nó là quá khứ và việc của chúng tôi là sống cho tương lai.
Khi tiến thêm một bước nữa là về ra mắt gia đình bạn trai và có ý định kết hôn, cả bạn trai mới và bố mẹ của anh đều muốn tổ chức đám cưới trong năm 2024 này vì vừa được tuổi mà bạn trai cũng đã sắp chạm ngưỡng 40 muốn yên bề gia thất. 1 yêu cầu duy nhất của gia đình nhà trai chính là tôi phải ký cam kết kể từ sau khi kết hôn với anh cho tới mãi về sau này trong tương lai, tuyệt đối không được đón con trai riêng về ở chung. Họ nói làm như thế là mất thể diện gia đình anh.
Ảnh minh họa
Tôi cũng đồng ý với điều đó vì dù sao kể từ sau khi ly hôn, thằng bé vẫn sống với chồng cũ hoặc bà nội đứa nhỏ, tôi chỉ có trách nhiệm chu cấp chút tiền và thỉnh thoảng đưa đón nó đi chơi để nó cảm thấy được gần gũi mẹ. Thế nhưng tôi không ngờ chuyện vui sắp đến với mình thì suýt chút nữa lại không thành.
Trong khi đang trong mối quan hệ gần gũi với chồng sắp cưới và gia đình chồng sắp cưới, chuẩn bị tiến tới một đám cưới trong năm nay thì chồng cũ chủ động liên lạc hẹn gặp tôi. Những tưởng cũng là vấn đề cũ như tiền chu cấp nên khi vừa đến cuộc hẹn, tôi đã đặt 1 cọc tiền lên bàn để đưa cho chồng cũ:
- Đây là tiền chu cấp cho thằng bé trong vài tháng tới vì có lẽ sắp tới tôi bận cho đám cưới của mình nên cũng không có thời gian đến thăm cũng như đưa tiền cho mẹ anh chăm sóc thằng bé. Vậy nên hôm nay chắc anh hẹn tôi ra là vì việc này nên tôi đưa luôn cho anh vài tháng, không có việc gì nữa thì tôi đi về đây, tôi đang rất bận.
- Chưa xong đâu, cô nán lại chút đã.
Nghe chồng cũ nói vậy, tôi ngỡ đã có chuyện chẳng lành nên cũng ngồi lại. Anh bắt đầu nói:
- Hôm nay tôi hẹn cô ra đây không phải vì tiền chu cấp cho đứa nhỏ mà là vì cuộc sống của nó sau này. Hôm nay tôi mới biết chuyện cô sắp lấy chồng mới thì tôi cũng thông báo luôn cho cô biết rằng tháng sau tôi cũng lấy vợ mới. E rằng mọi chuyện lại trở nên khó khó khăn hơn đây.
Hóa ra mẹ chồng cũ tôi mới bị tai biến nên không còn khả năng chăm sóc thằng nhỏ, chồng cũ cũng đi lấy vợ mới và không muốn mang theo đứa nhỏ nuôi cùng vì gia đình vợ mới cũng không muốn điều đó. Mà giờ đây thằng bé đã lớn, chuẩn bị lên cấp 2 nên cần phải được dạy dỗ tử tế. Do đó anh đưa ra cái giá chu cấp gần 2 lần của tôi chỉ để tôi đón thằng nhỏ về nuôi.
- Không được, tôi không thể mang thằng bé về nuôi được vì nhà chồng tôi cũng không đồng ý cho tôi làm điều đó. Tôi nhớ hồi ly hôn anh nằng nằng đòi nhận nuôi thằng bé thì bây giờ anh phải có trách nhiệm chứ sao bây giờ khó khăn anh lại đẩy qua cho tôi. Tôi không nuôi được thằng bé cũng không có ai có thể nuôi nó đâu, anh tự tìm cách đi, tôi chi thêm tiền cho.
Ảnh minh họa
Cuộc trao đổi không có hồi kết khi cả tôi và chồng cũ đều không có ý định nhận nuôi thằng bé. Tôi chỉ bực nỗi ban đầu anh và mẹ chồng cũ quyết nhận nuôi con bằng được có lẽ vì số tiền tôi phải chu cấp hàng tháng cũng khá nhiều đủ để họ tiêu xài nên bây giờ khó khăn lại tìm đến và bắt tôi nuôi thằng nhỏ. Giá như tôi vẫn còn độc thân thì tôi sẵn sàng đón con về nuôi nhưng giờ tôi lại đang ở thế khó khi chuẩn bị lấy chồng thì bỗng dưng chồng cũ lại ép mình đến như vậy.
Tôi đành phải bàn bạc việc này với chồng sắp cưới, cuối cùng đưa ra được phương án thỏa đáng nhất đó chính là chi thêm chút tiền thuê người giúp việc vừa chăm sóc mẹ chồng cũ vừa chăm sóc đứa nhỏ cho đến khi mọi thứ được ổn thỏa nhất. Việc này thuận lợi đôi đường nên chồng cũ cũng thoải mái không làm phiền tôi nữa. Thế nhưng tôi vẫn ấm ức vì chồng cũ lật mặt moi thêm tiền từ tôi.
Tâm sự từ độc giả vivan...
Theo Khoản 1 Điều 81 LHNGĐ 2014 quy định: “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Việc con được giao cho ai nuôi dưỡng sau ly hôn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bố mẹ, nếu không thỏa thuận được thì theo quyết định của tòa án.
Thực tế trách nhiệm nuôi và chăm sóc con thuộc về cả bố và mẹ và đây là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của đứa trẻ. Vì thế dù khó khăn và mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình này, tuy nhiên, tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường ổn định và yêu thương cho con cái không thể bỏ qua.
Dưới đây là một số khía cạnh về trách nhiệm nuôi con sau ly hôn của bố và mẹ:
Sự quan tâm và yêu thương
Bố và mẹ đều có trách nhiệm cung cấp tình yêu và sự quan tâm cho con cái sau ly hôn. Trẻ cần cảm nhận được rằng bé vẫn được yêu thương và quan tâm từ bố mẹ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và tôn trọng con cái ở cả bố và mẹ.
Thỏa thuận về chăm sóc
Bố và mẹ cần thảo luận và đưa ra thỏa thuận về việc chăm sóc con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc xác định lịch trình gặp gỡ, quyết định về việc đưa đón con và phân chia trách nhiệm trong việc chăm sóc hàng ngày. Thỏa thuận rõ ràng và công bằng giúp trẻ cảm thấy an toàn và ổn định.
Bố và mẹ cần cùng nhau đảm bảo sự ổn định tài chính nuôi con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc chia sẻ trách nhiệm về chi phí hàng ngày, giáo dục và các hoạt động khác của con. Một sự hợp tác và sự minh bạch về tài chính sẽ giúp tránh xung đột và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Trò chuyện với con thường xuyên
Một giao tiếp hiệu quả giữa bố và mẹ là yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng con sau ly hôn. Dù có khác biệt và xung đột, việc trao đổi thông tin về con cái và thảo luận về quyết định quan trọng liên quan đến con cần được thực hiện một cách lịch sự và xây dựng. Giao tiếp tốt giữa hai bên giúp giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường tốt cho con cái.
Tôn trọng quyền lợi và quyết định của con
Bố và mẹ cần tôn trọng quyền lợi và quyết định của con cái. Lắng nghe ý kiến của trẻ và cho phép bé tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý và tự tin trong việc đưa ra quyết định.
Một môi trường ổn định và tốt lành là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển và thích ứng sau khi bố mẹ ly hôn. Bố và mẹ cần cùng nhau làm việc để tạo ra một môi trường đồng nhất và ổn định cho con cái. Điều này bao gồm việc duy trì một lịch trình ổn định, quy tắc và quy định rõ ràng, và sự đồng thuận trong việc áp dụng các giá trị và quyền lợi trong việc nuôi dưỡng con.
THEO PHAN NGUYỄN (GHI)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/sap-lay-chong-moi-giam-doc-giau-co-chong-cu-den-nha-xin-mot-dieu-khien-toi-lo-so-a605573.html