Bạn trai tiết lộ Nam Em bị rối loạn hoảng sợ, đây có phải bệnh nguy hiểm?

Bạn trai cũng là quản lý của Hoa khôi Đồng bằng sống Cửu Long 2015 tiết lộ Nam Em đang bị rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lưỡng cực nên khi tâm lý bất ổn sẽ dẫn đến hành vi và lời nói không đủ chuẩn mực.

Bạn trai cũng là quản lý của Hoa khôi Đồng bằng sống Cửu Long 2015 tiết lộ Nam Em đang bị rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lưỡng cực nên khi tâm lý bất ổn sẽ dẫn đến hành vi và lời nói không đủ chuẩn mực.

Pháp luật TP.HCM đưa tin, tối 28/2, ông Bùi Hữu Cường, quản lý và cũng là đại diện của Hoa khôi Nam Em đã đăng tải trên trang cá nhân hình ảnh và toa thuốc của người đẹp tại bệnh viện. Đồng thời thông tin về sức khoẻ của Nam Em.

Cụ thể, ông Bùi Hữu Cường thông tin sáng 28/2 trên đường đến Sở TT&TT TP.HCM, Nam Em có dấu hiệu khó thở do dị ứng với thuốc giảm đau và buộc phải vào viện VinMec (Bình Thạnh).

Sức khoẻ - Làm đẹp - Bạn trai tiết lộ Nam Em bị rối loạn hoảng sợ, đây có phải bệnh nguy hiểm? Hình ảnh Nam Em nhập viện cấp cứu. Ảnh: FBNV

"Sau đó tôi có lên Sở TT&TT để đại diện. Tôi cũng xin đính chính thông tin Nam Em được nhận giấy mời chứ không phải là giấy triệu tập vì thế tôi mong các bạn nhìn ở góc độ khách quan.

Sau khi làm việc với Sở TT&T, tôi và Nam Em sẽ có buổi làm việc sắp tới trong tuần này sau đó sẽ có kết quả chính thức từ Sở TT&TT" – ông Cường thông tin.

Về sức khoẻ của Nam Em, Bùi Hữu Cường cũng thông tin cô bị rối loạn hoảng sợ nên khi tâm lý bất ổn sẽ dẫn đến hành vi và lời nói không đủ chuẩn mực.

Do đó ông Cường hi vọng mọi người có cái nhìn đồng cảm hơn thay vì bình luận, phản hồi những điều tiêu cực với Nam Em.

"Trong thời gian chờ đợi thông tin chính thức từ Sở TT&TT tôi hi vọng mọi người không đưa ra những thông tin sai lệch để câu chuyện bị đẩy đi quá xa" – ông Cường viết.

Rối loạn hoảng sợ là gì? 

Theo thông tin trên trang Web Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, rối loạn hoảng sợ là bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm giác như mình sắp chết hay cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim, phát điên hoặc mất kiểm soát.

Cơn hoảng sợ thường ngắn, đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội của cơ thể. Cảm giác lo lắng sợ hãi xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân cụ thể, không có dấu hiệu báo trước.

Nguyên nhân bệnh Rối loạn hoảng sợ

Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn hoảng sợ nhưng các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa các vùng ở não bộ với cơn sợ hãi, lo âu. Các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin và epinephrine) có thể đóng góp vào nguyên nhân của bệnh

Các cơn hoảng sợ có thể khởi phát đột ngột và không có cảnh báo, nhưng theo thời gian chúng thường được kích hoạt bởi một tình huống cụ thể. Một số yếu tố có thể đóng vai trò kích thích bao gồm:

Di truyền học

Căng thẳng, nhạy cảm với căng thẳng hoặc dễ bị cảm xúc tiêu cực

Một số thay đổi trong cách hoạt động của các bộ phận chức năng não

Caffeine, nicotine và các chất khác có thể làm tăng cơn hoảng loạn

Các thuốc như steroid, ống xịt thuốc dùng cho bệnh hô hấp, thuốc tuyến giáp, thuốc giảm cân, thuốc dị ứng, ho và cảm lạnh cũng có thể góp phần gây ra bệnh

Triệu chứng bệnh Rối loạn hoảng sợ

Nhịp tim và huyết áp tăng

Đau ngực và dạ dày

Chóng mặt, thở gấp, khó thở hoặc yếu người

Toát mồ hôi lạnh

Cảm giác lo lắng, tuyệt vọng và suy nghĩ tới các vấn đề xấu xảy ra

Cảm giác sắp xảy ra nguy hiểm, sợ mất kiểm soát hoặc tử vong

Bồn chồn, đứng ngồi không yên, nói rất nhanh

Có thói quen như gỡ ngón tay hoặc ngón chân, siết chặt tay

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên, nhưng phổ biến ở lứa tuổi 18-19 và tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn nam giới

Người phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống

Người có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn hoảng sợ như:

Trải qua những đau buồn trong cuộc sống (mất người thân, người yêu,…)

Bị tổn thương tâm lý trầm trọng trong quá khứ như bị lạm dụng tình dục, thân thể hoặc bị tai nạn nghiêm trọng

Có những biến cố lớn trong đời như ly hôn hoặc trầm cảm sau sinh

Nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng caffeine

Tiền sử gia đình có người bị cơn hoảng loạn hoặc mắc chứng rối loạn hoảng sợ

Phòng ngừa bệnh Rối loạn hoảng sợ

Ngủ đủ giấc, tập thể dục hàng ngày và xây dựng chế độ ăn uống điều độ

Cố gắng giảm căng thẳng trong cuộc sống

Học thiền, xoa bóp, yoga, thái cực quyền và các bài tập làm giảm stress

Cần tới ngay các cơ sở y tế nếu gặp phải cơn hoảng loạn thường xuyên hoặc có tác dụng phụ từ thuốc, bị trầm cảm hoặc có ý định tự tử

 

Thùy Dung (T/h)/Đời sống pháp luật

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/ban-trai-tiet-lo-nam-em-bi-roi-loan-hoang-so-day-co-phai-benh-nguy-hiem-a606901.html