Bản chất của hầu hết trẻ nhỏ đều thích nghịch ngợm, trêu đùa. Sở dĩ như vậy vì trong giai đoạn này, sự tò mò và trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ được kích thích mạnh mẽ. Có những trò nghịch ngợm, trêu đùa của con trẻ sẽ khiến bố mẹ không bao giờ ngờ đến, giống như trường hợp của một bé gái 5 tuổi (Trung Quốc) dưới đây.
Cụ thể ông bố họ Lưu đã trích xuất camera gia đình và chia sẻ những hình ảnh cũng như câu chuyện về ái nữ của mình trên tài khoản mạng xã hội khiến nhiều người "cười chảy nước mắt". Ai cũng "chịu thua" trước độ nghịch ngợm và lầy lội của bé gái đối với bố.
Theo đó vào thời điểm gần nửa đêm, tầm 11 giờ tối, khi ông bố đang nằm ngủ trên giường thì bất ngờ bị cô con gái nhỏ vào phòng đánh thức. Bước đi nhẹ nhàng, rón rén, cố tình không tạo ra tiếng động của nhóc tỳ khiến cho ông bố này không hề hay biết gì.
Đến khi cô con gái tiến lại gần và lay người thì ông bố mới bất ngờ tỉnh giấc. Tuy nhiên ngay sau khi nhìn thấy tạo hình của cô con gái, ông bố đã lập tức bị doạ điếng người, cảm xúc hoảng loạn. Thậm chí vì phản xạ nên ông Lưu còn tác động vật lý, xô đẩy cô con gái của mình ngã xuống đất.
Sở dĩ ông Lưu bộc lộ tâm lý này vì bị cô con gái hù doạ trong bộ trang phục màu trắng, cùng với mái tóc đen dài thả thõng thượt phủ trước mặt trông vô cùng đáng sợ. Bởi vì giật mình trước hành động của đứa trẻ nên ông bố mới có phản ứng mạnh mẽ như thế.
Tuy nhiên sau khi cố gắng định thần lại, ông bố bật đèn lên thì mới nhìn rõ ra đó là cô con gái nhỏ của mình. Dường như khá hào hứng và thích thú trước biểu hiện của bố nên cô bé đã tỏ ra cực kỳ vui vẻ, có những cử chỉ tiếp tục trêu đùa bố của mình.
Mặc dù ban đầu có chút giật mình, nhưng ông bố vẫn không la mắng hay tỏ ra tức giận đối với cô con gái vì trò nghịch ngợm lúc giữa đêm này. Ông bố chỉ vui vẻ hỏi ái nữ của mình về lý do tại sao giờ vẫn còn thức và nhận được câu trả lời là vì cô bé ngủ một mình buồn nên muốn ngủ với bố mẹ. Hiểu được vấn đề, ông bố dỗ dành cô con gái và trò chuyện một cách nhẹ nhàng, tình cảm với đứa trẻ. Sau đó cô bé đã ngoan ngoãn trở về phòng ngủ.
Trên thực tế, không phải trò nghịch ngợm nào của trẻ cũng xảy ra một cách tự nhiên mà đằng sau đó đôi khi sẽ có những vấn đề mà con đang gặp khó khăn không thể tự giải quyết, nhưng cũng không dám trực tiếp bày tỏ với người lớn mà sẽ thường có những hành động "kỳ lạ" để thu hút sự chú ý từ người khác giống như trường hợp của bé gái này.
Vậy bố mẹ nên phản ứng ra sao trước những trò đùa vui, nghịch ngợm của con?
- Lắng nghe và thấu hiểu: Hãy lắng nghe trẻ và hiểu rằng những trò đùa và nghịch ngợm là một phần của quá trình trưởng thành. Đừng tỏ ra quá nghiêm khắc hoặc căng thẳng mà không thể chia sẻ niềm vui hay sự thoải mái với con.
- Định rõ giới hạn: Đặt những giới hạn rõ ràng để trẻ biết những hành vi nào là chấp nhận được và những hành vi nào là không chấp nhận được. Đồng thời, giải thích cho con về lý do tại sao một số hành vi đùa nghịch có thể gây hại hoặc không an toàn cho chính bản thân và người khác.
- Khuyến khích sáng tạo và hợp tác: Nếu trẻ có những trò đùa sáng tạo, trong phạm vi cho phép thì bố mẹ hãy khuyến khích và cổ vũ con tiếp tục phát huy. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của trí tưởng tượng và kỹ năng xã hội của trẻ.
- Hướng dẫn và giáo dục: Trong trường hợp trẻ vượt qua giới hạn hoặc làm những hành vi không chấp nhận được, bố mẹ cần ngay lập tức điều chỉnh bằng cách hướng dẫn và giải thích nguyên nhân tại sao hành vi đó không phù hợp cho con hiểu, sau đó đề xuất những hành vi khác chuẩn mực hơn.
- Tạo môi trường an toàn: Đảm bảo rằng môi trường xung quanh con là an toàn và phù hợp để trẻ có thể khám phá, chơi đùa và nghịch ngợm một cách tự do. Đồng thời, cung cấp các đồ chơi và hoạt động phù hợp để trẻ có thể thỏa mãn sự tò mò, sáng tạo của mình.
Với những trò đùa vui, nghịch ngợm của trẻ thì bố mẹ nên có cách hướng dẫn, giáo dục như thế nào để con phát triển những hành vi đúng đắn, loại bỏ hành vi không phù hợp?
- Thiết lập quy tắc và giới hạn rõ ràng: Thiết lập quy tắc và giới hạn rõ ràng giúp trẻ hiểu rõ những hành vi nào là chấp nhận được và những hành vi nào là không chấp nhận được. Bố mẹ hãy đảm bảo rằng các quy tắc và giới hạn này được giải thích một cách rõ ràng và thống nhất với trẻ.
- Sử dụng hướng dẫn tích cực: Thay vì chỉ trích hoặc phạt trẻ khi con có hành vi không phù hợp, hãy sử dụng hướng dẫn tích cực để chỉ dạy cho trẻ biết những hành vi nào là đúng và những hành vi nào là không đúng. Cung cấp cho trẻ lời khuyên, hướng dẫn và mô phỏng hành vi mà người lớn muốn trẻ học theo.
- Đưa ra lý do và hậu quả: Giải thích cho trẻ hiểu lý do tại sao một hành vi là không phù hợp và những hậu quả có thể xảy ra do hành vi đó. Điều này giúp trẻ nhận thức được về tác động từ hành vi của mình lên người khác và hệ thống giá trị xã hội.
- Khuyến khích và khen ngợi hành vi đúng: Khi trẻ thể hiện hành vi đúng đắn, hãy khuyến khích và khen ngợi con. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng hành vi tích cực sẽ được đánh giá cao và đem lại lợi ích cho mình cũng như những người xung quanh.
- Mô hình hóa hành vi đúng: Bố mẹ có thể trở thành hình mẫu cho trẻ bằng cách thể hiện những hành vi đúng đắn và tích cực. Trẻ thường học hỏi và nhân bản hành vi của người lớn xung quanh, đặc biệt là bố mẹ, vì vậy bố mẹ hãy là một tấm gương tốt cho con.
- Tạo một môi trường ủng hộ: Tạo một môi trường gia đình ủng hộ và yêu thương giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin để phát triển những hành vi đúng đắn. Xây dựng một mối quan hệ gắn kết và tạo ra một không gian để trẻ có thể chia sẻ cũng như thảo luận với bố mẹ về những khó khăn hay thách thức mà con gặp phải trong quá trình khôn lớn.
KIỀU TRANG