Đó là 3 điều sau:
Ăn, uống, mặc quần áo, chuẩn bị đồ dùng học tập... những việc tưởng như bình thường này lại mang đến cho trẻ cảm giác tự hào, kích thích trung tâm khen thưởng ở não bộ (VTA).
Có nhiều tế bào thần kinh serotonin và dopamine trong vùng não này, khi được kích hoạt sẽ tạo ra động lực và năng lượng. Khi trẻ cảm nhận được sự hài lòng do “mình đã làm được” thì trẻ sẽ có mong muốn “muốn làm nhiều hơn nữa”.
Sự tự tin, tập trung và ý chí của trẻ được trau dồi thông qua những hành động độc lập như vậy, tích lũy từng trải nghiệm thành công nhỏ. Nhiều bà mẹ khi thấy con mình học không đủ tốt, nhanh sẽ trực tiếp giúp đỡ, thực chất là đang tước đi cơ hội phát triển của trẻ.
Còn với những bà mẹ có tầm nhìn xa, họ sẽ dần buông bỏ, để con làm những gì có thể, đồng thời đưa ra những lời khẳng định, động viên vào thời điểm thích hợp để củng cố những hành vi tích cực cho con.
Rất nhiều bậc phụ huynh canh cánh về việc học của con, lúc nào cũng trong trạng thái thúc ép, giám sát trẻ học. Tuy nhiên, việc này sẽ là nguồn gốc của mọi rắc rối. Đứa trẻ sẽ học hiệu quả hơn nhiều khi cha mẹ ngừng nhìn chằm chằm vào nó.
Điểm số cao có được nhờ sự giám sát, la hét và ép buộc từ phía cha mẹ sẽ khiến trẻ học đuối dần khi lên lớp cao hơn. Bởi từ đầu đến cuối, người lãnh đạo việc học là cha mẹ, đứa trẻ hình thành quan niệm phải học vì phụ huynh yêu cầu.
Khi nói đến việc học tập của trẻ, chúng ta chỉ cần nắm được định hướng chung, nhất là ở bậc tiểu học. Điều quan trọng là trẻ phải thích nghi với mô hình học tập độc lập của gia đình và chủ động trong học tập.
Chỉ khi đất được bỏ hoang thì chúng ta mới có được mùa màng bội thu trong năm tới. Đầu nhỏ của trẻ giống như một cái dạ dày, chỉ chứa được bấy nhiêu, nếu chưa tiêu hóa hết mà cố nhét đồ vào sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Trạng thái lý tưởng là giữ cho “tâm trí đầy 80%” để kiến thức tiếp thu có thời gian được tiêu hóa và hấp thụ trước khi nó có thể chuyển hóa thành trí tuệ của trẻ.
Tuy nhiên, không ít bà mẹ cho rằng, việc học là quan trọng nhất, còn việc chơi có hay không cũng không sao. Việc chơi không chỉ giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, mà còn cho phép trẻ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào sở thích cá nhân, từ đó kích hoạt hệ thống VTA trong não. Một đứa trẻ có hệ thống VTA hoạt động sẽ có động lực mạnh mẽ, không cần cha mẹ thúc ép cũng có thể học một cách tự chủ.
Chúng ta không chỉ nên cho con chơi nhiều hơn mà hãy tạo điều kiện để chơi cùng trẻ. Nếu có thời gian, hãy cùng con tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, vừa chơi vừa học để tạo ra những trải nghiệm học tập đa chiều.
Xem thêm: 10 sai lầm khi dạy con của cha mẹ tạo ra những đứa trẻ cứng đầu
Bảo Linh (Theo QQ)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-me-thong-minh-se-it-kiem-soat-3-viec-nay-cang-buong-loi-con-cang-co-trien-vong-a608318.html