Trong kỳ cải cách tiền lương lần này, cán bộ, công chức và viên chức làm việc trong lĩnh vực giáo dục và y tế sẽ được hưởng mức tăng lương lớn nhất kể từ ngày 1/7/2024.
Theo thông tin mới nhất từ Cổng Thông tin Chính phủ, Bộ Nội vụ dưới sự lãnh đạo của Bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết mức lương của các viên chức trong ngành giáo dục và y tế sẽ được điều chỉnh cao hơn so với mức trung bình của các đối tượng công chức khác.
Dự kiến, mức lương trung bình cho cán bộ, công chức, và viên chức sẽ được tăng khoảng 30% kể từ ngày 1/7. Đây là một bước đi quan trọng trong quá trình cải cách tiền lương, một phần của nỗ lực rộng lớn của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển căn bản và toàn diện trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
Cải cách tiền lương lĩnh vực giáo dục
Cách tính lương giáo viên trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm
Trong đó, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Hệ số lương của giáo viên được quy định cụ thể tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT 01, 02, 03, 04 năm 2021 và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Cách tính lương giáo viên từ 1/7/2024 sau khi cải cách tiền lương:
Lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%).
Khi thực hiện cải cách tiền lương đối với giáo viên từ 1/7/2024, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Do đó, giáo viên sẽ được thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.
Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Lương theo vị trí việc làm của viên chức ngành Y tế thay đổi ra sao từ 1/7/2024
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc tăng mức lương viên chức ngành Y tế theo những yếu tố nào. Tuy nhiên, mức lương theo vị trí việc làm viên chức ngành Y tế năm 2024 sẽ được điều chỉnh phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể tham khảo các tiêu chí sau:
- Vị trí việc làm:
Mức lương cơ bản sẽ được xác định theo từng chức danh, vị trí việc làm, dựa trên yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và trách nhiệm công việc.
- Chuyên môn:
Mức lương sẽ được điều chỉnh theo trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động.
- Khu vực làm việc:
Mức lương sẽ được điều chỉnh theo khu vực làm việc, dựa trên mức sống và điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.
- Năng suất lao động:
Mức lương có thể được điều chỉnh dựa trên năng suất lao động của người lao động.
Xem thêm: 7 cách thức để CSGT phát hiện và xử lý hành vi vi phạm giao thông đường bộ
Minh Khuê (t/h)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/2-nganh-duoc-tang-luong-dau-tien-cao-hon-so-voi-mat-bang-chung-tu-ngay-172024-a608601.html