Từ vụ nam thanh niên ngưng tim tại giải chạy Tây Hồ: Tuyệt đối không được tùy hứng khi tham gia

Trường hợp một nam thanh niên đột quỵ khi gần về đích tại giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Tại giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 do UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) phối hợp cùng các nhà tài trợ tổ chức sáng 14/4, một nam thanh niên sinh năm 1990 ngã gục ở khoảng cách chỉ còn 100m trước khi về đích.

Bệnh nhân ngay lập tức được cấp cứu tại chỗ, sau đó chuyển đến Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2. Đến khoảng 12h trưa cùng ngày, bệnh nhận được chuyển vào Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.  

20210824-ngung-tim-la-gi-3-1-1713255655.jpg

Ngừng tim khi chạy. Ảnh: minh họa

Theo báo cáo của ban tổ chức cho biết, nam thanh niên tham gia giải chạy có tiền sử bệnh tim, chạy quá sức trên đường đua khiến vận động viên này bị đột quỵ. Bệnh nhân ngay lập tức được đặt vào máy ECMO để hỗ trợ nhưng tình trạng vẫn rất nguy kịch.

Chạy đường dài tuyệt đối không được tùy hứng

Chạy Marathon là đẩy cơ thể lên đến giới hạn của nó. Khi tham gia cuộc đua marathon hầu hết mọi người vì muốn thích thử thách. Trong trường hợp nếu tham gia vào một cuộc chạy với hy vọng sẽ sống lâu hơn, thì tốt hơn là nên luyện tập chăm chỉ và đứng cổ vũ cho cuộc đua.

Điều quan trọng nhất khi chạy là lắng nghe cơ thể bạn và cảm giác của nó. Nếu bạn gặp các triệu chứng căng thẳng như chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh, đổ mồ hôi lạnh hoặc mệt mỏi tột độ, hãy dừng lại ngay lập tức và tìm kiếm sự giúp đỡ từ ban tổ chức.

Mặc dù các vận động viên được đào tạo bài bản như vận động viên Marathon có thể ẩn chứa các bệnh tim mạch và có khả năng gây tử vong, nhưng nguy cơ tử vong do tim đột ngột liên quan đến nỗ lực thể chất cường độ cao như vậy là cực kì nhỏ (1/50) và chỉ bằng 1/100 nguy cơ tổng thể hàng năm liên tục.

Các bác sĩ cho biết, hầu hết các cơn đau tim hoặc đột tử khi thi đấu hoặc chơi thể thao đều do nguyên nhân liên quan đến bệnh tim, vì vậy cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe và bổ sung các chất nhằm hỗ trợ sức khỏe để tránh rủi ro.

Liên quan về sản phẩm cải thiện sức bền, trên Dailymail, Giáo sư Rob Galloway, Giám đốc Y tế của Brighton Marathon trong 12 năm, chia sẻ: “Thuốc chống viêm như Ibuprofen, naproxen và thậm chí cả gel như Voltarol là loại NSAID – thuốc chống viêm không steroid, chúng hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme. Tuy nhiên, NSAID có liên quan đến nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ cao hơn, đó là lý do vì sao bây giờ tôi khuyên bệnh nhân của mình chỉ nên dùng chúng trong một thời gian ngắn. Khi tôi chuẩn bị chạy đường dài, tôi tránh mọi dạng NSAID, ngay cả khi dùng liều một lần.

Thông tin từ báo Dân trí, Bs. Siegel một chuyên gia nghiên cứu về marathon và là vận động viên kỳ cựu của 20 cuộc đua marathon, ông cũng nói với những người tham gia cuộc đua Marathon rằng nam giới trên 40 tuổi nên uống Aspirin trước khi chạy, tuy nhiên phương pháp này không được phát huy ở các sự kiện lớn khác. Mặc dù chưa có nghiên cứu lâm sàng lớn nào sử dụng Aspirin ở vận động viên chạy Marathon nhưng có nghiên cứu tốt về việc sử dụng Aspirin liều lượng thấp trong việc ngăn ngừa bệnh tim từ một nghiên cứu có tên là nghiên cứu Sức khỏe Bác sĩ.

Hầu hết mọi người chạy Marathon vì họ thích thử thách.Tuy nhiên, nếu bạn đang tham gia một cuộc đua với hy vọng “trường thọ”, tốt nhất bạn nên luyện tập chăm chỉ và tận hưởng cuộc đua.

                                                                                                                                              Ngọc Anh (t/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/tu-vu-nam-thanh-nien-ngung-tim-tai-giai-chay-tay-ho-tuyet-doi-khong-duoc-tuy-hung-khi-tham-gia-a609304.html