Tập làm văn là một trong những môn học của học sinh tiểu học giúp hình thành kỹ năng cho học sinh tạo ra được một văn bản trong quá trình lĩnh hội các kiến thức. Bài viết tập làm văn cũng có những yêu cầu khắt khe khác nhau nhưng đôi khi với sự suy nghĩ đơn giản hoặc việc đọc sót đề bài của các em học sinh đã khiến cho bài văn của bé không đạt đủ những yêu cầu của bài tập làm văn đưa ra.
Đơn cử như một bài tập làm văn của một em học sinh lớp 2 đang gây xôn xao mạng xã hội những giờ qua. Cụ thể, nhiều trang fanpage đăng tải một bài tập làm văn với đề bài "Viết một đoạn văn (200-300 từ) nói về suy nghĩ của em: 'Môn Toán và môn Tiếng Việt, môn nào quan trọng hơn'".
Ngay phía dưới đề bài chính là phần thực hiện của em học sinh này. Tuy nhiên em học sinh thực hiện rất ngắn gọn như sau: "Môn Tiếng Việt quan trọng hơn, vì không biết chữ sao đọc được đề Toán".
Chính vì thực hiện bài tập làm văn quá sơ sài, không đầy đủ các yêu cầu đề bài đưa ra nên kết quả bài tập làm văn của em học sinh chỉ được cô giáo chấm 3 điểm kèm theo nhận xét "Chưa đạt yêu cầu".
Bài làm văn này đã được chia sẻ rộng rãi nhận về nhiều tranh cãi trái chiều. Trong khi một số người cho rằng "em học sinh đã làm bài và đưa ra lý do hợp lý rồi" đồng thời khen ngợi khả năng tư duy của me học sinh thì số khác cho rằng bài làm văn của em về thực chất là "đúng" nhưng "chưa đủ" so với đề bài đã đưa ra vì còn yêu cầu đoạn văn phải có độ dài từ 200-300 từ.
Do đó nhiều người cho rằng rất có thể em học sinh này đã không đọc kĩ đề bài trước khi viết đoạn văn nên chỉ thực hiện theo suy nghĩ, ý hiểu của mình là chưa chính xác.
Trên thực tế những tình huống như thế này xảy ra khá nhiều và nguyên nhân là do trẻ chưa hình thành kĩ năng và thói quen đọc kĩ đề bài trước khi làm bài.
Không chỉ với môn tập làm văn mà tất cả các môn khác, nếu các con làm vội vàng mà không xem xét đề bài kĩ càng sẽ dẫn đến sai lệch trong quá trình làm. Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng kỹ năng làm bài của con tốt nhưng không hiểu sao luôn không đạt được điểm tối đa. Một bài văn, bài toán ứng dụng... sẽ chứa nhiều dạng thông tin và cả gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. Một khi học sinh nắm vững các thông tin từ đề bài, công thức áp dụng và làm bài cẩn thận sẽ được điểm tối đa. Vì vậy, điều kiện tiên quyết trước khi bắt tay làm bài là bé phải đọc kĩ đề bài, các câu hỏi.
Ảnh minh họa
Nếu trẻ hình thành thói quen đọc kĩ yêu cầu đề bài thì sẽ dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi, đồng thời cũng giúp trẻ tự tin hơn trong học tập. Tiểu học là giai đoạn quan trọng để học sinh hình thành những thói quen tốt, những hành vi tốt - ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này. Vậy làm thế nào để giúp trẻ quen với việc xem xét kĩ lưỡng câu hỏi trong các bài tập làm văn, bài toán tiểu học cũng như các vấn đề gặp trong cuộc sống?
- Đọc câu hỏi, đề bài làm văn là bước đầu tiên để trau dồi thói quen xem xét câu hỏi nghiêm túc.
- Rèn luyện thói quen đọc hiểu.
- Đánh dấu các điểm chính và phụ trong khi đọc.
Ngoài bài văn nói trên, trước đó cũng có nhiều bài văn của các em học sinh tiểu học gây sốt mạng xã hội chỉ vì ngôn từ quá đáng yêu:
Bài văn ngắn gọn súc tích khiến cô giáo cạn lời.
Tả bố quá chân thực mà cô vẫn chê.
Bài tuy dài nhưng không chính xác nên vẫn 0 điểm.
Không rõ bà của em học sinh này bao nhiêu tuổi nhưng đã lên chức bà rồi mà vẫn phải học tập, bố mẹ của bà vẫn phải đi làm thì đúng là bất ổn thật chứ!
Một cách tả người bạn rất đặc biệt.
Chắc bố đọc xong cũng rất hãnh diện về con.
CHI CHI
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/bat-cuoi-voi-bai-van-sieu-ba-dao-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-bi-co-giao-cham-3-diem-a609721.html