Những vụ ám sát, tấn công các Tổng thống, ứng viên Tổng thống Mỹ trong quá khứ

Lịch sử chính trị Mỹ đã chứng kiến nhiều vụ ám sát và tấn công nhằm vào các Tổng thống và ứng cử viên Tổng thống.

Những Tổng thống Mỹ bị ám sát

Abraham Lincoln (1865)

Abraham Lincoln, tổng thống Mỹ thứ 16, bị ám sát vào ngày 14/4/1865, khi đang xem một vở kịch tại Nhà hát Ford ở Washington D.C. John Wilkes Booth. John Wilkes Booth, một diễn viên và là người ủng hộ Hợp bang miền Nam, đã bắn ông Lincoln. Tổng thống Mỹ thứ 16 qua đời vào ngày hôm sau sự việc. Vụ ám sát Lincoln đã gây cú sốc lớn và đánh dấu một thời kỳ hỗn loạn sau Nội chiến.

James A. Garfield (1881)

Tổng thống Mỹ thứ 20, James A. Garfield, bị Charles J. Guiteau, một luật sư bất mãn, bắn vào ngày 2/7/1881, tại nhà ga xe lửa ở Washington D.C. Ông Garfield qua đời sau đó 11 tuần do nhiễm trùng từ vết thương. Vụ ám sát này đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong hệ thống y tế và an ninh của Mỹ.

Tổng thống Mỹ thứ 20, James A. Garfield

Tổng thống Mỹ thứ 20, James A. Garfield

William McKinley (1901)

William McKinley, tổng thống Mỹ thứ 25, bị bắn vào ngày 6/9/1901, khi đang dự triển lãm ở Buffalo, New York. Leon Czolgo, một người theo chủ nghĩa vô chính phủ đã bắn vào bụng ông McKinley. Mặc dù ban đầu có vẻ như McKinley có dấu phục hồi nhưng ông đã qua đời 8 ngày sau đó do hoại tử gan. Vụ ám sát McKinley đã thúc đẩy việc thắt chặt an ninh cho các tổng thống Mỹ.

John F. Kennedy (1963)

Ngày 22/11/1963, Tổng thống John F. Kennedy bị bắn tử vong khi đang diễu hành trên xe mui trần ở Dallas, Texas. Lee Harvey Oswald, người bị cáo buộc là kẻ ám sát, bị bắt ngay sau đó nhưng đã bị Jack Ruby bắn chết hai ngày sau khi bị bắt. Vụ ám sát Kennedy là một trong những sự kiện chấn động nhất trong lịch sử Mỹ, gây ra nhiều thuyết âm mưu và tranh cãi kéo dài hàng thập kỷ.

Tổng thống John F. Kennedy

Tổng thống John F. Kennedy

Các ứng cử viên tổng thống bị tấn công

Theodore Roosevelt (1912)

Theodore Roosevelt, cựu tổng thống và ứng cử viên của Đảng Tiến bộ (một nhóm các nghị sĩ Đảng Cộng hòa bất mãn với việc đề cử lại Tổng thống William Howard Taft) trong cuộc bầu cử năm 1912, bị bắn vào ngày 14/10/1912. Vụ tấn công xảy ra khi ông Theodore đang vận động tranh cử ở Milwaukee, Wisconsin. John Flammang Schrank.

Theo đó, một người đàn ông bất mãn, đã bắn vào ngực ông Roosevelt. May mắn thay, viên đạn đã xuyên qua hộp kính mắt bằng thép của cựu Tổng thống và bản sao dày 50 trang bài phát biểu của ông, nhờ đó giúp giảm thiểu thương tích. Ông Roosevelt vẫn tiếp tục bài phát biểu của mình trước khi được đưa đi cấp cứu.

Robert F. Kennedy (1968)

Robert F. Kennedy, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ và em trai của Tổng thống John F. Kennedy, bị bắn tử vong vào ngày 5/6/1968, tại khách sạn Ambassador ở Los Angeles, California. Vụ tấn công được thực hiện bởi Sirhan Sirhan, một người Palestine bất mãn với chính sách của Mỹ ở Trung Đông. Ông Robert F. Kennedy qua đời vào ngay ngày hôm sau. Vụ ám sát này đã gây chấn động lớn và làm thay đổi cục diện cuộc bầu cử năm đó.

Ông Robert F. Kennedy

Ông Robert F. Kennedy

George Wallace (1972)

Thống đốc bang Alabama, George Wallace, ứng cử viên tổng thống độc lập trong cuộc bầu cử năm 1972, bị bắn vào ngày 15/5/1972, khi đang vận động tranh cử ở Laurel, Maryland. Arthur Bremer, kẻ tấn công, đã bắn bốn phát đạn, khiến Wallace ông bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Mặc dù Wallace sống sót, nhưng vụ tấn công đã kết thúc hy vọng tranh cử của ông.

Những vụ ám sát và tấn công này đã để lại nhiều bài học cho nước Mỹ. Các sự việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh cho các lãnh đạo quốc gia và ứng cử viên tổng thống. Sau mỗi vụ tấn công, nước Mỹ đều cho thấy những cải cách trong hệ thống an ninh và y tế, nhằm đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho những người đứng đầu quốc gia này.

Ngoài ra, các vụ ám sát và tấn công còn ảnh hưởng lớn đến chính trị và xã hội Mỹ. Chúng làm thay đổi cục diện của nhiều cuộc bầu cử, tạo ra những khoảng trống quyền lực và đôi khi dẫn đến những thay đổi chính sách quan trọng. Cụ thể, vụ ám sát ông Lincoln đã mở ra một thời kỳ tái thiết đầy khó khăn sau Nội chiến, còn vụ ám sát ông Kennedy đã thúc đẩy các phong trào dân quyền và cải cách xã hội.

 

Nhật Duy (Theo ABC News)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-vu-am-sat-tan-cong-cac-tong-thong-ung-vien-tong-thong-my-trong-qua-khu-a612563.html