Bài toán khiến phụ huynh vò đầu bứt tai: “Meo meo, meo meo, meo meo" có kết quả bằng mấy?, đáp án cô đưa ra mới choáng

Đọc xong đề bài toán, nhiều bố mẹ “nhăn mặt” vì khó hiểu, thế này thì học sinh sao biết làm?

Quả thực có rất nhiều phụ huynh đồng quan điểm, toán học là một bộ môn cực kỳ khó để chinh phục. Ngay cả toán ở bậc tiểu học đã lắt léo, đánh đố đủ đường, chứ đừng nói gì càng lên các lớp cao, nó sẽ càng phức tạp hơn gấp nhiều lần. Nhiều dạng bài tập thầy cô giao, đến cả bố mẹ còn bó tay không biết giúp con tìm đáp án thế nào, thì dĩ nhiên học sinh cũng đành để giấy trắng.

Theo tờ toutiao, một bà mẹ dạy con làm bài tập về nhà, thế nhưng lại gặp khó với một bài toán nên đã lên mạng “cầu cứu”. Tưởng toán tiểu học dễ, nhưng nào ngờ khi đọc đề bài, dân tình liền vô cùng hoang mang vì khó hiểu. Nhiều người thở dài, đây là lần đầu tiên họ biết đến một dạng toán “độc lạ” thế này.

Cụ thể đề bài toán được đưa ra là: "Với những từ cho sẵn dưới đây, hãy viết phép nhân phù hợp":

(1) Ting ting ting, ting ting ting; (2) Hu hu hu, hu hu hu, hu hu hu; (3) A, a, a, a; (4) Meo meo, meo meo, meo meo". Trong vô vàn các bài tập toán khiến phụ huynh “vò đầu bức tai”, đây có lẽ là một dạng “gây lú” nhất. 

Các phụ huynh bày tỏ sự hoang mang, họ cảm thấy bản thân đọc đề còn không hiểu thì học sinh giải kiểu gì. Bài tập như thế này thì làm khó học sinh rồi, có khi cấp lớn hơn còn phải bó tay chứ đừng nói là trẻ tiểu học. 

Trong vô vàn bão bình luận, không một bố mẹ nào biết cách giải. May mắn sao một giáo viên sau khi nhìn thấy bài đăng này, đã lập tức để lại bình luận, phân tích rõ ràng hướng giải cho bài tập trên. Theo đó người giáo viên đã cho biết, để tìm được kết quả phù hợp nhất cho đề toán này thì phụ huynh phải giải thích cho con hiểu về từ tượng thanh. Từ tượng thanh là những từ dùng để mô tả âm thanh, cảm giác hoặc hình dáng một cách sống động. Những từ này thường thuộc loại từ láy, có âm điệu riêng. 

Ở câu đầu tiên, cụm từ "ting ting ting" được lặp lại 2 lần và ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy. Mỗi cụm từ đều bao gồm 3 chữ "ting". Như vậy, phép tính nhân của câu này sẽ được thực hiện là: 2 x 3 = 6. Tương tự câu 2, 3, 4 cũng sẽ được giải theo cách trên, và lần lượt cho ra các kết quả là 3 x 3 = 9; 4 x 1 = 4; 3 x 2 = 6.

Lời giải của giáo viên khiến nhiều người dần hiểu ra vấn đề, tuy nhiên một số phụ huynh vẫn phàn nàn bởi độ hóc búa, gây khó dễ của các dạng toán dành cho học sinh tiểu học. Mặc dù phải thừa nhận rằng, sự mới lạ, độc đáo trong các dạng toán như thế này sẽ rất dễ kích thích và rèn luyện trí não, tự duy và kỹ năng suy luận logic cho trẻ.

Dẫu vậy, việc học cũng nên được xem xét trong khả năng của con, nếu quá khó thì cũng sẽ dễ khiến trẻ sinh ra tâm lý chán nản. Thậm chí, nhiều trường hợp vì không muốn bỏ giấy trắng mà học sinh đã bịa ra bài giải dẫn đến điểm số thấp và bị bố mẹ la mắng, trách phạt. Tuy nhiên trong tình huống này, theo các chuyên gia, sẽ có 4 kiểu ở trẻ thường gặp khi làm sai và bố mẹ cần phải là người biết khéo léo trong cách phản ứng của chính bản thân mình để con trưởng thành là đứa trẻ biết nhận lỗi:

Sợ bị trách móc, trừng phạt nên đổ lỗi cho người khác

Nếu trẻ biết khi mắc lỗi chúng sẽ bị bố mẹ mắng thì con bắt đầu suy nghĩ để tìm ra lý do trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác. Khi làm hỏng đồ chơi của người khác, bố mẹ hỏi con lý do vì sao? Trẻ trả lời một cách ráo hoảnh: “Tại bạn ấy tự cho con mượn đồ chơi”;

Rõ ràng trẻ biết mỗi ngày chỉ được ăn một cái kẹo thế nên khi lỡ ăn thêm một cái kẹo của người khác cho sau đó bị bố mẹ phát hiện, trẻ sẽ nói: “Tại cô/chú cho con ăn”…

Chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu bố mẹ hy vọng mọi việc diễn ra một cách hoàn hảo nên luôn áp dụng những phương pháp giáo dục tương đối nghiêm khắc đối với trẻ thì sẽ tạo nên một tâm lý không thoải mái, thậm chí là chống đối cho trẻ.

Con trẻ vì muốn làm hài lòng cha mẹ nhất định sẽ không bao giờ nhận lỗi về mình mà đã quen với việc cứ hễ xảy ra chuyện để tránh việc bị khiển trách thì ngay lập tức phải tìm người để đổ tội.

Không nên gây áp lực cho trẻ bằng những lời nói tiêu cực. Rất nhiều bố mẹ thường xuyên nói với con những lời nói tiêu cực như: “Nếu con còn như vậy thì bố/ mẹ sẽ không yêu con nữa”; “Đừng bảo với ai con là con của bố/mẹ”…các con sẽ cho rằng đó là sự thật.

Không dám đối diện với lỗi lầm nên kiếm cớ để né tránh trách nhiệm

Khi đang đi bộ chẳng may trẻ bị ngã do vấp phải một hòn đá trên đường, thấy vậy trẻ liền “ăn vạ”: “Tại hòn đá đó mà con bị ngã”;

Khi hai đứa trẻ cùng chơi với nhau, chẳng may một đứa bị ngã, nó sẽ nói: “Tại bạn đuổi con nên con mới ngã”…Trẻ chỉ biết trách móc, đổ lỗi cho người khác mà quên đi “trách nhiệm” của mình trong việc này.

Thay vì việc để con phải tự mình chịu trách nhiệm thì chúng ta có thể cùng phân tích cho con con nên làm thế nào, không nên làm thế nào, khiến trẻ khi đối mặt với lỗi lầm thì có thể dũng cảm nhận lỗi. Đồng thời chúng ta cũng tạo niềm tin và trao cơ hội cho trẻ, tin tưởng rằng nhất định con sẽ làm tốt trong những lần sau. Nếu những bậc làm cha làm mẹ không có được những quan điểm giáo dục đúng đắn thì sau này khi lớn lên thói quen chối bỏ trách nhiệm sẽ đi theo con suốt cuộc đời.

Không được như ý muốn nên trách móc người khác

Khi trẻ muốn mượn đồ chơi của người khác nhưng không được đồng ý, ngay lập tức trẻ sẽ nói bạn ki bo, ích kỉ khi không biết chia sẻ đồ chơi cùng mình;

Khi mẹ bắt trẻ phải ăn rau nhưng trẻ chỉ ăn một ít rồi thôi, mẹ yêu cầu trẻ phải ăn hết, khi không muốn ăn trẻ sẽ nói: “Tại mẹ làm nhiều quá con không thể ăn hết được”;

Khi trẻ chơi cùng với một đám đông trẻ nhỏ, sau khi chơi xong không dọn dẹp đồ chơi, khi bị hỏi đến thì trẻ sẽ nói con chỉ chơi ít thôi nên con không dọn…

Khi mọi việc diễn ra không được như ý muốn của mình thì trẻ sẽ tìm mọi lý do để đổ lỗi cho người khác.

Chúng ta nên dạy con cách hiểu và thông cảm với người khác, đơn giản từ việc hiểu và thông cảm với cha mẹ. Khi bố mẹ bận rộn với công việc, trẻ yêu cầu bố mẹ phải chơi cùng, giúp trẻ làm việc này việc khác…thì bố mẹ cũng nên nói cho con biết: “Bố mẹ đang bận, nếu con muốn bố mẹ giúp con phải đợi bố mẹ làm xong việc”.

Hoặc khi trẻ đang chơi với người khác và muốn mượn đồ chơi nhưng không thành, có thể trẻ sẽ chạy đến mách với bố mẹ, lúc này bố mẹ tuyệt đối không được thuận theo ý con bắt người khác phải nhường đồ chơi cho con, chúng ta có thể nói: “Đây không phải đồ chơi của con, nếu con muốn con có thể cho bạn mượn… rồi bạn sẽ cho con mượn” để con học được cách hợp tác với người khác chứ không phải cứ gặp khó khăn lại đi yêu cầu bố mẹ giúp mình giải quyết vấn đề theo ý mình.

KIỀU TRANG

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/bai-toan-khien-phu-huynh-vo-dau-but-tai-meo-meo-meo-meo-meo-meo-co-ket-qua-bang-may-dap-an-co-dua-ra-moi-choang-a613486.html