Đi du lịch gửi cháu cho ông bà, camera giám sát ghi lại cảnh tối muộn khiến tôi hoảng loạn bay về trong đêm

Hành động của bố mẹ chồng làm tôi không thể bình tĩnh được nữa.

Khi có công việc bận rộn, nhiều bố mẹ lựa chọn gửi con cho ông bà. Nhưng họ không khỏi lo ngại về việc ông bà hay cưng chiều cháu, gửi cho ông bà thường xuyên dễ khiến con cứng đầu, hư. Nhưng thực tế, không phải ông bà nào cũng giống như thế, đơn cử như ông bà nội của con gái tôi.

Tranh thủ được nghỉ phép, tôi và ông xã muốn “dưỡng thê” nên đã lên kế hoạch đi du lịch 3 ngày 2 đêm ở ngoại tỉnh, cách nhà cũng khá xa nên phải di chuyển bằng máy bay. Chúng tôi không đưa con theo cùng mà gửi ái nữ cho ông bà nội. Nhờ ông bà nội ghé nhà trông giúp, vì cũng tiện ông bà ở gần khu gia đình tôi sống, chỉ mất khoảng 1 tiếng chạy xe.

Ảnh minh hoạ

Sở dĩ tôi nhờ ông bà lên, thay vì đưa con sang nhà ông bà là bởi vì khu tôi ở gần trung tâm, tiện để ông bà có thể đưa cháu gái ra ngoài chơi nếu con bé thấy chán hoặc mè nheo đòi bố mẹ. Hơn nữa, con cũng có một buổi tiệc sinh nhật bạn cùng lớp mẫu giáo nên tôi đã nhờ ông bà đưa đón cháu.

Có bố mẹ chồng hỗ trợ, tôi cùng ông xã yên tâm tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng. Đêm đầu tiên mọi thứ vẫn suôn sẻ, thế nhưng sang đến đêm thứ hai, một vấn đề phát sinh đã khiến vợ chồng tôi hoảng loạn mua vé bay về trong đêm.

Chuyện là qua camera giám sát ở nhà, tôi thấy con gái vào buổi tối ngày thứ 2 ở với ông bà đã có dấu hiệu mè nheo, đòi bố mẹ. Đứa trẻ bắt đầu trở nên khó chiều hơn, muốn ông bà phải đáp ứng mọi yêu cầu của mình. Tuy nhiên lúc này thay vì dỗ dành cháu, bố mẹ chồng lại chỉ chăm chú cùng nhau xem tivi, mặc kệ cháu muốn làm gì làm. 

Bị ông bà ngó lơ, không quan tâm, con gái tôi liền tủi thân bật khóc, miệng thì liên tục nói:

- Ông bà đừng xem tivi nữa, ông bà chơi với cháu đi, cháu buồn chán lắm!

- Cháu đã lớn chừng này rồi mà còn mè nheo là không ngoan đâu đấy nhé! Ông bà không phải như bố mẹ cháu đâu, không phải cứ muốn gì là được nấy!

- Nhưng cháu chỉ muốn ông bà chơi với cháu thôi mà, không có gì chơi cả cháu nhớ bố mẹ lắm! Ở nhà bố mẹ lúc nào cũng chơi với cháu rất vui!

- Cháu không thể tự chơi à! Nếu buồn chán quá thì bà đưa cháu đi ngủ nhé!

- Cháu không muốn, cháu chưa buồn ngủ đâu!

Ảnh minh hoạ

Nói rồi bố mẹ chồng tôi vẫn để cháu gái ngồi buồn tủi trong một góc nhà. Chứng kiến toàn bộ diễn biến qua camera, tôi cực kỳ xót con, không còn tâm trạng nào nữa để nghỉ dưỡng nên đã gói ghém vali ngay lập tức trở về.

Sự việc lần này khiến tôi và bố mẹ chồng có chút xích mích, vì không giữ được bình tĩnh tôi đã trách ông bà vô tâm với cháu gái. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa làm hoà. Tôi cảm thấy khó chịu, nhưng cũng biết đó là do mình nhờ vả. Mọi người nghĩ trong tình huống này, ông bà hành xử như vậy là đúng hay sai…

Tâm sự từ độc giả ngankhanh…@gmail.com 

Khi gửi con cho ông bà chăm sóc, bố mẹ cần lưu ý rằng quan điểm nuôi dạy của họ có thể khác với mình. Vì vậy, nếu xảy ra tình huống không suôn sẻ, bố mẹ nên phản ứng một cách từ tốn và tôn trọng.

Trước hết, bố mẹ cần giữ bình tĩnh và tránh để cảm xúc bột phát rồi lên án hoặc trách móc ông bà. Việc này chỉ dẫn đến sự mâu thuẫn và đối đầu, gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ gia đình. Thay vào đó, bố mẹ nên lắng nghe và cố gắng hiểu được quan điểm của ông bà. Đây là bước quan trọng để tìm ra giải pháp tốt nhất, vì mỗi người có cách nhìn nhận và xử lý tình huống khác nhau.

Tiếp theo, bố mẹ nên thảo luận, trao đổi với ông bà về vấn đề đang gặp phải. Bố mẹ cần lắng nghe ý kiến của ông bà một cách cởi mở, đồng thời chia sẻ quan điểm của mình. Việc này sẽ giúp tất cả cùng hiểu rõ nguyên nhân và tìm hướng giải quyết. Có thể ông bà có những lý do chính đáng cho cách làm của họ, hoặc bố mẹ cũng có những quan ngại cần được lắng nghe.

Dựa trên sự thông cảm và trao đổi, bố mẹ có thể đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi tốt nhất cho con. Ví dụ, bố mẹ có thể đề nghị ông bà áp dụng một số phương pháp mới phù hợp với quan điểm của bố mẹ, hoặc thống nhất với ông bà về những quy tắc cần tuân thủ khi chăm sóc trẻ. Sau đó, bố mẹ và ông bà cần đi đến sự thống nhất về cách chăm sóc, nuôi dạy phù hợp cho bé.

Quan trọng là bố mẹ cần giữ thái độ lắng nghe, thông cảm và cùng ông bà tìm ra giải pháp tốt nhất cho lợi ích của con. Điều này sẽ giúp giảm thiểu mọi xung đột và đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình. Thông qua sự hợp tác và thấu hiểu, bố mẹ và ông bà sẽ cùng nhau đưa ra các quyết định đúng đắn để bảo vệ và nuôi dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

TRANG TRI

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/di-du-lich-gui-chau-cho-ong-ba-camera-giam-sat-ghi-lai-canh-toi-muon-khien-toi-hoang-loan-bay-ve-trong-dem-a613614.html