Cuối tuần nào đưa con gái đi học thêm xong chồng cũng về nhà trễ, lén theo anh tôi mới biết mình bị “phản bội”

Hoá ra, chồng đã lén lút làm chuyện này từ lâu.

Tôi thừa nhận, bản thân là một người mẹ mong cầu sự toàn diện. Chính vì thế mà với con cái, tôi luôn sát sao mọi chuyện để con có thể trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất. Suốt những năm học tiểu học, không phải tự nhiên mà lúc nào thành tích của con gái tôi cũng luôn ở top đầu. 

Dù gia đình điều kiện chưa gọi là giàu có, tuy nhiên về mảng đầu tư giáo dục cho con, tôi tự tin mình “giàu có” hơn bất kỳ ai. Ngoại trừ học chính ở trường, con gái còn được bố mẹ đăng ký học những môn năng khiếu ở ngoài, như múa bale và đánh đàn. 

Bình thường, tôi sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ chăm lo cho chuyện học hành của con chính vì ông xã công việc rất bận rộn. Hiếm khi anh có thời gian đưa đón con. Tuy nhiên, mấy tuần gần đây, anh ấy là người làm việc đó vì chẳng may một sự cố xảy ra đã khiến tôi bị gãy tay, không thể lái xe đưa đón con đến lớp học năng khiếu vào mỗi cuối tuần được.

Ảnh minh hoạ

Ban đầu, chồng làm chuyện này rất đều đặn, đi đúng giờ về đúng giấc. Thế nhưng tôi chợt phát hiện ra, dạo gần đây anh đưa con đến lớp năng khiếu xong rồi về nhà rất trễ. Đáng lý ra khi con vào lớp học thì chồng phải về nhà trong vòng nửa tiếng, vì chỗ con học không xa. 

Tôi có đôi lần gặng hỏi nhưng chồng lại trả lời lấp lửng cho qua chuyện, giống như đang cố tình che giấu sự thật gì đó. Vì nghi ngờ, tôi đã quyết định lén đi theo anh, cuối cùng biết được lý do gây sốc. Hoá ra, chồng đã “phản bội” vợ, không đưa con gái đến lớp học thêm như nhiệm vụ đã được giao, mà lại đưa đứa trẻ đi chơi.

Lúc này, tôi không thể giữ được bình tĩnh nên khi đối diện với chồng ở nhà, tôi đã ngay lập tức lên tiếng trách mắng anh. Tuy nhiên, sau khi nghe anh giải thích, tôi cảm thấy vô cùng chạnh lòng. Thì ra, cô con gái đã than vãn và bật khóc với bố về việc phải học quá nhiều thứ đến nỗi không có thời gian để được đi chơi. Đứa trẻ nói bố mẹ không thương nó, và những lời này đã khiến chồng thấy xót cho con, cuối cùng tự ý quyết định để con trốn học, sau đó đưa đứa trẻ đi chơi khắp nơi trong thành phố.

Ảnh minh hoạ

Chồng tôi tâm sự với tôi, lúc trước thấy con gái ngày nào cũng học nhiều đến nỗi con dần khép mình lại, sống rụt rè và lo sợ nhưng kể từ khi cho con trải nghiệm thế giới bên ngoài nhiều hơn, để con đi chơi nhiều hơn thì con dường như hoạt bát và năng động hơn rất nhiều. Không chỉ chồng, mà bản thôi tôi cũng thấy rõ điều đó. Nhờ chuyện lần này, tôi mới giật mình nhận ra từ trước đến nay mình đã dạy con sai cách. May là tôi đã kịp thời nhận ra sớm, nếu không chắc cuộc sống của con gái tôi đã bị mẹ làm cho u ám dần đi…

Tâm sự từ độc giả bichngan…@gmail.com

Thực tế phương hướng nuôi dạy con dạn dĩ, trải nghiệm cuộc sống trong các chuyến đi chơi là điều mà nhiều bố mẹ mong muốn thực hiện nhưng chưa thể làm cho các con vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần tích cực cho trẻ ra ngoài chơi để nhận được nhiều lợi ích:

Trẻ được trải nghiệm nhiều hơn đối mặt với thất vọng tốt hơn

Một người mẹ chia sẻ rằng, việc đưa hai con đi chơi thường xuyên không chỉ đơn thuần là để tận hưởng thời gian vui chơi, mà còn để mang lại những trải nghiệm quý giá với thiên nhiên. Trước mỗi chuyến đi, chị luôn chuẩn bị một số thiết bị cần thiết và món ăn ngon. Nhờ đó, trẻ có thể phụ giúp mẹ chuẩn bị thức ăn và quần áo, mặc dù mệt nhưng lại rất vui vẻ.

Đặc biệt, chị còn ý thức tạo cơ hội cho con trải nghiệm việc tự giải quyết vấn đề. Thỉnh thoảng, chị cố ý quên mang theo một dụng cụ nào đó, để các con phải tự tìm cách giải quyết. Ví dụ, một hôm khi chị quên mang theo dây để buộc lều, hai con của chị đã nhanh trí và tìm thấy một số cây gậy để chống lều lên, thay vì buộc như thông thường. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt trong các tình huống khác nhau.

Chị cũng chia sẻ rằng gia đình không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện và thời gian để cho con khám phá thiên nhiên. Tuy nhiên, chị luôn tìm cách tổ chức những chuyến tham quan ngắn ngày, đưa trẻ đến một khách sạn đơn giản. Dù khác biệt với việc tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên, nhưng điều này vẫn giúp trẻ phát triển khả năng thích nghi với môi trường mới, học cách tương tác và giao tiếp với những người lạ.

Nhìn chung, những đứa trẻ thường xuyên được đưa ra ngoài chơi cùng bố mẹ sẽ phát triển khả năng chống lại sự thất vọng, tự giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt hơn. Các trải nghiệm này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, xây dựng niềm tin vào khả năng của bản thân, vun đắp cho tương lai một tâm hồn mạnh mẽ, sẵn sàng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

Quản lý cảm xúc tốt hơn

Nhiều đứa trẻ khi ở nhà thường có xu hướng phóng túng và tùy tiện, vì không có quy tắc cụ thể nào được đặt ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi ra ngoài chơi, trẻ phải tuân thủ các quy định trong môi trường xung quanh.

Chẳng hạn, khi đi du lịch đến một đất nước mới, trẻ phải tuân theo luật lệ giao thông ở đó. Khi đến khu vui chơi giải trí, trẻ phải học cách xếp hàng mua vé. Những quy định này giúp trẻ hiểu rằng sự tự giới hạn và tôn trọng quy tắc là cần thiết để duy trì trật tự, an toàn cho mọi người xung quanh.

Một điểm quan trọng là khi chơi với những đứa trẻ khác, trẻ không thể hành động một cách liều lĩnh và tùy tiện như khi ở nhà. Trẻ phải học cách tôn trọng người khác, đồng thời hiểu rằng sự khác biệt trong cách suy nghĩ và hành động là điều bình thường. 

Bố mẹ thường xuyên đưa con đi chơi là cơ hội tuyệt vời để nâng cao trí tuệ cảm xúc. Khi chơi với những người khác, trẻ học cách kiềm chế tính nóng nảy, tự quản lý cảm xúc của mình. Đồng thời, trẻ cũng học được sự đồng cảm, đoàn kết và hợp tác, những kỹ năng quan trọng để xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống.

Nếu trẻ có thể trải nghiệm nhiều hoạt động ngoại khóa hơn, khả năng quản lý cảm xúc và sự đồng cảm sẽ ngày càng mạnh mẽ. 

Khả năng giải quyết vấn đề, tình huống tốt hơn

Trong quá trình tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đôi khi trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khác nhau. Trong những tình huống này, trẻ cần phải tự mình đối mặt và giải quyết.

Những trải nghiệm mới này sẽ mang lại cho trẻ một tầm nhìn rộng hơn về thế giới xung quanh, dễ dàng thích nghi với những tình huống bất ngờ.

Ngược lại, nếu trẻ thường xuyên ở nhà và không có cơ hội trải nghiệm những tình huống mới, trẻ có thể thiếu kỹ năng và sự tự tin để giải quyết những tình huống khẩn cấp.

Cuộc sống không thể đoán trước và luôn chứa đựng những bất ngờ, đôi khi trẻ phải tận dụng thực để đối mặt với những sai lầm và thất bại, trước khi tìm ra câu trả lời.

Những tình huống khó khăn và thách thức sẽ giúp trẻ học cách đối mặt với áp lực, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm các lựa chọn và giải pháp.

Thể chất tốt, tinh thần sảng khoái hơn

Ngày nay, tỷ lệ trẻ em mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ngày càng cao. Một trong những nguyên nhân là áp lực học tập. Với sự cạnh tranh khốc liệt trong học tập và các hoạt động ngoại khoá, trẻ thường phải chịu áp lực căng thẳng để đạt được thành công.

Bên cạnh đó, sống trong các tòa nhà cao tầng và những khu đô thị tấp nập, trẻ ít có cơ hội tương tác với thiên nhiên và thiếu sự tiếp xúc xã hội với người khác. Giao tiếp ngang hàng cũng là một khía cạnh quan trọng bị ảnh hưởng. Trẻ thường dễ trở thành người trầm lặng, không biết cách xây dựng mối quan hệ và giao tiếp một cách tự tin.

Nếu bố mẹ có thể thường xuyên đưa con đi chơi, đây là một cách tốt để giải tỏa căng thẳng. Khi trẻ được đưa ra khỏi môi trường áp lực học tập và được tiếp xúc với thiên nhiên, phong cảnh đẹp và hoạt động giải trí, sự hồi hộp và căng thẳng trong tâm hồn của trẻ sẽ được xoa dịu. Cảm giác thư giãn và niềm vui trong khi chơi đùa sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Hơn nữa, khi trẻ được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, đi chơi cùng bạn bè hoặc gia đình, có thể tạo ra những mối quan hệ tốt. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, chia sẻ và hợp tác với người khác. Với một môi trường xã hội tích cực, trẻ sẽ trở nên vui tươi và có tâm lý sáng sủa hơn.

Một ví dụ cụ thể là khi trẻ thường xuyên ở nhà chỉ chơi với điện thoại di động và các sản phẩm điện tử, dễ bị lạc vào thế giới ảo và mất đi sự kết nối với thực tại. Thiếu tương tác xã hội đối tác và giao tiếp trực tiếp, trẻ có thể trở nên khép kín và cảm thấy cô đơn. 

Bên cạnh đó, khi không có đủ cơ hội để tham gia vào các hoạt động thể chất và khám phá thế giới xung quanh, trẻ dễ trở thành người ít năng động, dẫn đến lối sống thiếu lành mạnh mạnh và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.

Thực tế, việc đưa con đi chơi không hề dễ dàng và đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như tâm sức của bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên sắp xếp cơ hội đi chơi cùng con mỗi tuần một lần. Điều quan trọng là không nhất thiết phải tiêu quá nhiều tiền để có một chuyến đi vui vẻ.

Chẳng hạn, bố mẹ có thể dành thời gian vui chơi trong công viên, đi dạo trên bãi biển, hoặc tổ chức một chuyến dã ngoại đơn giản trong khu vườn gần nhà. Những hoạt động này đều mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho cả gia đình.

TRANG TRI

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/cuoi-tuan-nao-dua-con-gai-di-hoc-them-xong-chong-cung-ve-nha-tre-len-theo-anh-toi-moi-biet-minh-bi-phan-boi-a614538.html