Năm học mới bắt đầu, bố mẹ cũng lại bắt đầu hành trình đưa đón con đến trường. Những tưởng con đi học thì bố mẹ sẽ đỡ lo hơn, nhưng thực tế thì họ càng có thêm nhiều mối bận tâm, bởi việc trẻ rời xa vòng tay gia đình, bố mẹ sẽ khó kiểm soát được những gì xảy đến với con, cũng không thể chăm sóc hay bảo vệ đứa trẻ khỏi những vấn đề tiêu cực.
Chẳng hạn như tình huống được một mẹ bỉm Trung Quốc chia sẻ trên diễn đàn nuôi dạy con, đã khiến cho hội phụ huynh không khỏi hoang mang khi gửi con trẻ đến trường. Cụ thể, người mẹ này cho biết, cách đây vài ngày cô có việc nên tan làm sớm và như thường lệ, cô sẽ đến trường cách nhà hơn 10 phút chạy xe để đón con.
Thay đồ sẽ được thực hiện ngay trong lớp học, không phân biệt giới tính.
Vì có việc cần đón con về trước giờ tan trường 15 phút, nên lúc này người mẹ đã đến thẳng lớp mầm non của con gái để xin phép giáo viên chủ nhiệm cho phép bé về sớm. Và rồi tình cờ một cảnh tượng xảy ra được chính mắt cô trông thấy trong nhà vệ sinh của trường học, đã khiến người mẹ không khỏi hoang mang.
Toilet ở trường con gái đang học vậy mà lại không có sự tách biệt rõ ràng giữa nam và nữ, các bé sẽ cùng đi vệ sinh chung. Lập tức, người mẹ cảm thấy rất phẫn nộ nên đã đòi gặp hiệu trưởng trường mẫu giáo để kiện vì thấy nhà trường không có trách nhiệm với học sinh.
Nhà vệ sinh không phân biệt nam nữ, các bé mẫu giáo sẽ sử dụng chung với nhau.
Rõ ràng đây là một vấn đề quan trọng và nhạy cảm đối với sự phát triển của trẻ, vậy mà nhà trường lại làm rất hời hợt. Tại đây, giáo viên chủ nhiệm đã trấn an, giải thích với phụ huynh rằng tình huống này xảy ra nhằm thuận tiện cho giáo viên trong việc quản lý trẻ. Tuy nhiên, sau khi bài chia sẻ của người mẹ này được chia sẻ, CĐM không một ai đồng tình với cách làm của trường học, ngược lại phụ huynh nào cũng bày tỏ sự bức xúc trước những gì xảy ra với bọn trẻ.
Vậy đâu là lý do khiến cho nhiều trường mẫu giáo thiết kế nhà vệ sinh cho trẻ nhưng không phân biệt nam nữ?
Đầu tiên, các nhà vệ sinh ở trường mẫu giáo không phân biệt nam nữ nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của trẻ. Ở các trường mẫu giáo nước ngoài, người ta còn cố tình xếp các món đồ chơi khác giới chồng lên nhau để trẻ cảm nhận rằng, nam và nữ đều được ưu tiên và đồng hành song song. Hãy để con trai cảm thấy rằng họ có thể làm những gì con gái có thể làm, và ngược lại. Bất kể ảnh hưởng của giới tính, trẻ em cần có nhiều không gian hơn cho việc phát triển tư duy.
Thứ hai, nhà vệ sinh không phân biệt nam nữ sẽ thuận lợi hơn cho giáo viên mẫu giáo quản lý trẻ. Kinh phí ở các trường mẫu giáo có hạn, và sĩ số các bé lại khá đông so với số lượng giáo viên trong một lớp. Dù vậy, nhưng do các bé còn quá nhỏ nên việc đi vệ sinh cũng cần sự theo dõi và giúp đỡ kỹ lưỡng từ giáo viên. Nếu nhà vệ sinh của trẻ được tách riêng thì giáo viên phải trông riêng, dẫn dễ đến sự mất an toàn cho những trẻ không có giáo viên hỗ trợ.
Cuối cùng là kinh phí nhà trường. Diện tích nhà vệ sinh tuy không lớn, nhưng nếu mỗi nhà vệ sinh đều tăng thêm một phòng thì chỉ phí sẽ dội lên khá nhiều. Các trường mầm non cũng cần kiểm soát chi phí, và để tiết kiệm hơn, nhà vệ sinh được thiết kế đồng nhất không phân biệt giới tính.
Trẻ mẫu giáo có cần phân biệt nhà vệ sinh nam nữ không?
Việc phân biệt nhà vệ sinh nam nữ cho trẻ mẫu giáo là điều vô cùng quan trọng, không chỉ vì lý do an toàn mà còn vì sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành nhận thức về giới tính và các vai trò xã hội, nên việc có những không gian riêng sẽ giúp trẻ hiểu và tôn trọng sự khác biệt giữa nam và nữ.
Đồng thời, trẻ cũng sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn khi thực hiện nhu cầu cá nhân, giảm bớt sự bối rối và xấu hổ trong những tình huống tế nhị. Hơn nữa, việc biết cách sử dụng nhà vệ sinh phù hợp cũng thúc đẩy ý thức tự lập của trẻ, giúp bé trở nên tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Qua đó, trẻ cũng học cách tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa các bạn, từ đó hình thành những mối quan hệ xã hội tích cực. Tất cả những yếu tố này đều góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ trong giai đoạn mẫu giáo.
KIỀU TRANG