Những loại nước quen thuộc là kẻ thù thầm lặng của người bệnh gout và suy thận

Những loại nước này, nếu uống quá nhiều, sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu, từ đó gây ra bệnh gút và suy thận.

Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin mà chúng ta ăn hàng ngày. Axit uric được thận lọc và loại bỏ ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tăng axit uric máu là nguyên nhân dẫn tới bệnh gout (> 420μmol/l đối với nam và >360μmol/l đối với nữ). Không những thế, khi lượng axit uric trong máu quá cao có thể kết tinh lại thành các tinh thể urat và lắng đọng tại thận, gây ra sỏi thận, làm tổn thương các mô ở thận, hình thành các tổ chức xơ và dần dần dẫn tới suy thận.

Dưới đây là những loại nước nếu uống quá nhiều sẽ khiến axit uric máu tăng cao.

Đồ uống có cồn

Nếu bạn là người thường xuyên uống rượu bia, không chỉ thận mà nhiều cơ quan khác trên cơ thể bạn có thể bị ảnh hưởng.

Nếu bạn là người thường xuyên uống rượu bia, không chỉ thận mà nhiều cơ quan khác trên cơ thể bạn có thể bị ảnh hưởng.

Nếu bạn là người thường xuyên uống rượu bia, không chỉ thận mà nhiều cơ quan khác trên cơ thể bạn có thể bị ảnh hưởng.

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nephrology Dialysis Transplantation cho thấy, những người nghiện rượu nặng có nồng độ albumin niệu cao hơn đáng kể. Albumin niệu là một chỉ số về hàm lượng protein albumin trong nước tiểu. Sự hiện diện của albumin trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận, cho thấy chức năng thận có thể có vấn đề.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Thận Quốc gia Hoa Kỳ, uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, gây mất nước và tăng huyết áp. Tất cả các yếu tố này có thể gây tổn thương thận.

Đồ uống có đường

Các nghiên cứu cho thấy, uống càng nhiều đồ uống có đường, nguy cơ tăng axit uric cũng như nguy cơ mắc bệnh gout, suy thận sẽ càng tăng. Nguyên nhân là do các loại đồ uống này có chứa rất nhiều fructose, một chất sẽ được phân hủy thành purin trong cơ thể.

Một nghiên cứu được đăng trên British Medical Journal vào năm 2009 cho thấy, những nam giới uống từ 2 khẩu phần đồ uống có đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 85% so với những người chỉ uống 1 khẩu phần đồ uống có đường mỗi tháng.

Nước ép trái cây

Với hàm lượng đường cao và lượng calo dồi dào, nước ép trái cây không phải là thứ đồ uống mà bạn nên tiêu thụ quá nhiều nếu muốn bảo vệ thận.

Ngoài ra, nước ép của một số loại trái cây, ví dụ như cà chua, có thể chứa nhiều kali. Tiêu thụ quá nhiều kali sẽ không tốt cho thận, đặc biệt với những người đang mắc bệnh thận mạn tính hoặc người đang cần phải kiểm soát lượng kali trong chế độ ăn uống.

Với hàm lượng đường cao và lượng calo dồi dào, nước ép trái cây không phải là thứ đồ uống mà bạn nên tiêu thụ quá nhiều nếu muốn bảo vệ thận.

Với hàm lượng đường cao và lượng calo dồi dào, nước ép trái cây không phải là thứ đồ uống mà bạn nên tiêu thụ quá nhiều nếu muốn bảo vệ thận.

Nước uống tăng lực

Nước uống tăng lực cũng chứa một lượng lớn fructose để tạo vị ngọt. Chính vì thế, uống quá nhiều nước tăng lực cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh gout cũng như các tổn thương về thận.

Những loại nước quen thuộc giúp giảm axit uric.

Trà

Trà là thức uống có tính kiềm yếu. Uống trà ở lượng vừa phải có thể giúp kiềm hóa nước tiểu. Vì vậy, những người có axit uric cao có thể uống một chút trà nhạt.

Tuy nhiên, nếu chúng ta uống trà đậm đặc hoặc trà qua đêm, quá nhiều theophylline sẽ kích thích thần kinh, không tốt cho việc kiểm soát axit uric.

Sữa

Sữa là thực phẩm có hàm lượng purin thấp nên những người có axit uric cao có thể uống sữa.

Sữa là thực phẩm có hàm lượng purin thấp nên những người có axit uric cao có thể uống sữa.

Sữa là thực phẩm có hàm lượng purin thấp nên những người có axit uric cao có thể uống sữa. Vì chất béo có thể làm giảm đào thải axit uric, những người có axit uric cao nên chọn sữa tách béo hoặc sữa ít béo càng tốt.

Nước đun sôi

Đối với người axit uric cao, nước đun sôi để nguội là thức uống tốt nhất. Duy trì uống đủ nước có lợi cho việc thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric và có tác dụng hỗ trợ nhất định trong việc giảm nồng độ axit uric.

Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến cáo, người lớn trung bình hoạt động thể chất nhẹ nên uống 1500-1700 ml nước mỗi ngày.

Trong khi đối với bệnh nhân gút, lượng nước cần được tăng lên một cách thích hợp, ít nhất 2000 ml (bao gồm cả trà và cà phê) mỗi ngày nếu có kèm theo, nhưng phải uống chia làm nhiều lần trong ngày.

Như Quỳnh (T/h)/Đời sống Pháp luật

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-loai-nuoc-quen-thuoc-la-ke-thu-tham-lang-cua-nguoi-benh-gout-va-suy-than-a614610.html