Con gái Hà Anh làm MC lễ Trung thu, cô bé lai Tây hoá “chị Hằng Nga” quá xinh đẹp

Myla khiến siêu mẫu Hà Anh tự hào, vì ái nữ không chỉ giỏi giang mà còn khéo làm chị.

Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động ở trường là một cách hiệu quả bố mẹ giúp con trau dồi sự tự tin, và nhiều kỹ năng mềm khác. Mới đây, siêu mẫu Hà Anh tự hào khoe ái nữ lai Tây được chọn làm MC cho buổi lễ Trung thu ở trường quốc tế, bé Myla “gây sốt” khi diện bộ yếm đỏ hoá chị Hằng Nga cực kỳ xinh xắn.

“Hôm nay Myla đón Trung Thu ở trường, Myla được chọn làm MC cho buổi biểu diễn nên em đã tập mấy tuần nay rồi, vừa háo hức vừa hơi lo” - Hà Anh chia sẻ trên trang cá nhân. Bên dưới những dòng tâm sự là loạt ảnh nữ siêu mẫu chụp cho con gái trước giờ lên sân khấu. Bé Myla mặc trang phục theo concept Trung thu, tóc thắt bím buộc nơ đáng yêu vô cùng. 

Không phải tự nhiên mà con gái Hà Anh được các thầy cô tin tưởng giao cho trọng trách quan trọng làm MC, một vai trò chủ chốt trong xuyên suốt buổi lễ Trung thu ở trường, điều này chứng tỏ Myla là một cô bé hoạt ngôn, giao tiếp tốt và đặc biệt là có đủ sự tự tin để có thể đứng trên sân khấu, trước đông đảo giáo viên và học sinh toàn trường. Đó là điều mà không phải đứa trẻ nào cũng làm được, nếu như không trau dồi ngay từ nhỏ.

Chỉ mới 6 tuổi, nhưng quả thực con gái Hà Anh đã bộc lộ nhiều ưu điểm vượt trội. Không chỉ sở hữu ngoại hình xinh như búp bê nhờ thừa hưởng nét đẹp lai Tây từ bố, Myla còn được di truyền sự giỏi giang, tự tin của mẹ, là một cô bé ngoan ngoãn và rất khéo làm chị.

Trên trang cá nhân, siêu mẫu Hà Anh không giấu được nỗi xúc động khi kể về con gái Myla: “Sáng nay mẹ bế em vào giường Myla gọi em dậy, Myla nói: ‘Mẹ ơi mẹ cho em lên nằm trên người con đi để con ôm em’. Mẹ vừa đặt em lên người chị vừa nói: ‘Nhưng nhỡ em nặng, em đạp vào người con đau thì sao?’ Myla đáp (mặt vẫn ngái ngủ) ‘Không sao đâu mẹ ơi con chịu được mà vì em là em của con!’ Mẹ nghe vậy cười xòa, mẹ vui quá mà lại thương Myla, em mới sáu tuổi mà đã biết thương em và nhường nhịn, sẵn sàng nhận cái thiệt về mình. Mẹ bảo Luca ‘Luca nghe thấy chưa, lớn lên con phải thương chị, đừng cãi hư với chị để chị buồn con nhé!’ Luca bé tí chẳng hiểu gì”.

Qua những hình ảnh, những dòng tâm sự và thước phim mà Hà Anh thường đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người cũng sẽ thấy rất rõ bé Myla dẫu còn nhỏ nhưng lại cực kỳ ra dáng chị lớn trong nhà. Cô bé biết phụ mẹ chăm em, chơi với em, thậm chí còn rất quấn cậu em sơ sinh của mình. Có nàng công chúa vừa xinh, vừa giỏi giang lại tình cảm, siêu mẫu Hà Anh thật sự khiến cho nhiều mẹ bỉm phải ganh tỵ, mong ước cũng có một cô con gái giống như thế, vì chắc chắn tương lai bố mẹ sẽ được nhờ lắm đây!

Trên thực tế, mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện của các con, và đặc biệt là môi trường gia đình. Chính vì lẽ đó, việc bố mẹ giáo dục và giúp các con xây dựng mối quan hệ hoà thuận, yêu thương lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Vậy trong trường hợp gia đình đón thêm thành viên, làm thế nào để giúp con lớn dần kết nối tốt với em sơ sinh mới chào đời?

Nếu anh chị dưới 18 tháng tuổi

Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời, và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triển về nhận thức về "sự tồn tại" của "2.3", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi em bé có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này:

- Hãy nói cho trẻ biết: "Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không". Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé vài lần trong ngày. Hãy nói với bẻ: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó.

- Hãy cho bé biết "Em bé sẽ ra đời như thế nào?" bằng việc cho bé 1 con búp bê, hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bẻ biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện.

Với anh chị lớn hơn 18 tháng

- Khi em bé vẫn chưa sinh ra

Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là em của bé. Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".

- Vào ngày em bé ra đời

Vào ngày em bé chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoàn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với em bé mới sinh này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1, thứ 2... vào.

- Khi cả hai bé cùng chơi với nhau

Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1, hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.

Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra, và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyển sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.

Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh "Con lớn phải nhường em" và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?", "Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con", "Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không thì sẽ lại chơi với con nhé" và bạn làm động tác như giao kèo với bé.

Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm, và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi.

KIỀU TRANG

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/con-gai-ha-anh-lam-mc-le-trung-thu-co-be-lai-tay-hoa-chi-hang-nga-qua-xinh-dep-a614776.html