Đứa trẻ chào đời hoàn toàn có thể mang họ cha hay họ mẹ là do sự bàn bạc và quyết định của gia đình. Tuy nhiên hầu hết trong xã hội hiện nay, đứa trẻ đều mang theo họ của người bố và một khi muốn mang theo họ mẹ không phải là điều dễ dàng, có thể xảy ra tranh cãi trong gia đình nếu không được bàn bạc trước. Giống như chuyện xảy ra trong gia đình ông Tống (Trung Quốc).
Theo chia sẻ, ông Tống gần đây vô cùng đau khổ vì cãi nhau với con trai, con dâu sau khi cháu nội chào đời. Cả hai đã đưa cháu nội bỏ đi 3 tháng nay và chưa về nhà. Vậy nhưng ông Tống quyết không thỏa hiệp vì biết một khi thỏa hiệp nghĩa mọi việc làm trước kia đều rất phí.
Ảnh minh họa
Nguyên văn chia sẻ của ông Tống như sau:
Tôi họ Tống, năm nay đã 65 tuổi. Vợ chồng tôi chỉ có một con trai duy nhất năm nay 35 tuổi. Cháu mới kết hôn vào năm ngoái và giữa năm nay, con dâu tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu, vợ chồng tôi mừng lắm.
Thế nhưng những gì con trai và con dâu làm tiếp theo khiến tôi hoàn toàn thất vọngg.
Ngày thứ 4 sau khi cháu trai chào đời, con trai tôi là người trực tiếp cầm hộ khẩu đi khai sinh cho cháu. Khi con về, tôi hỏi:
- Con đặt tên cho thằng bé là gì?
Tuy nhiên con trai không trả lời tôi mà chỉ nói rằng:
- Mấy hôm nữa con mang sổ hộ khẩu về thì bố sẽ biết.
Tôi nghĩ cũng không phải là chuyện to tát nên không hỏi cháu thêm nhưng đến lúc cầm cuốn sổ hộ khẩu trong tay, tôi chết lặng khi cháu trai không mang họ Tống mà mang họ Lý - họ của con dâu tôi.
Điều này khiến tôi vô cùng tức giận:
- Ý anh là gì? Đây không phải là con của anh sao, sao nó lại mang họ khác mà không phải là họ Tống? Sao nó phải mang họ Lý, mau đổi lại ngay cho tôi.
Con trai tôi thờ ơ trả lời:
- Con trai con cũng là con của vợ con mà, lấy họ mẹ thì có sao đâu bố. Đây là điều mà vợ con đã dặn trước khi sinh rằng cháu sẽ mang họ mẹ và con cũng đã đồng ý rồi. Giờ con không thể rút lại lời hứa của mình.
Thái độ thờ ơ của con trai khiến tôi càng tức giận hơn vội chạy lên phòng con dâu và hỏi:
- Con dâu, sao con lại để cháu trai mang họ Lý của con. Sao con không hỏi ý kiến bố mẹ trước khi quyết định.
Ảnh minh họa
Con dâu tôi cười và đáp:
- Đứa trẻ này là con tự mình sinh ra, con không có quyền quyết định hay sao bố? Chồng con còn chưa phản đối thì xin bố cũng đừng xen vào.
Nghe những gì con dâu nói, tôi tức không nói nên lời.
Những ngày tiếp theo, để phản đối việc con trai và con dâu làm tôi đã không cho vợ mình chăm sóc con dâu ở cữ và chăm cháu nội. Vợ cũng đồng lòng với tôi và phớt lờ con trai, con dâu và cháu.
2 ngày sau, vợ chồng con trai giận dữ bế con về nhà ngoại. Và tất nhiên, con trai tôi cũng đi theo vợ và con mới sinh. Kết quả là chỉ còn tôi và vợ ở nhà, cả hai nhìn nhau vô cùng bất lực nhưng cũng tức giận chưa biết xử lý ra sao.
Trong khoảng thời gian hai vợ chồng tôi ở nhà mà không có con trai, con dâu và cháu nội thì cháu trai tôi từ thành phố về quê thăm chúng tôi và ở nhà tôi. Cháu là con của anh trai tôi.
Cháu đi làm ăn xa ít khi trở về quê, mang cho chúng tôi nhiều quà tẩm bổ cho sức khỏe của tôi và vợ. Chúng tôi cùng nhau ôn lại kỉ niệm ngày xưa tôi từng bế nó và giờ đây nó cũng về ân cần chăm sóc cho tôi nhiều.
Trong thời gian này tôi đã nảy ra quyết định: Nếu con trai và con dâu tôi không đổi họ của cháu trai tôi thì tôi sẽ thay đổi di chúc mà tôi đã lập trước đó, để lại hai căn nhà đứng tên tôi cho cháu trai tôi. Tôi và cháu cùng một họ, đây cũng là một kiểu trừng phạt dành cho con trai và con dâu thiếu hiểu biết. Thà tôi cho tài sản cho người họ Tống còn hơn để lại cho người họ Lý.
Ảnh minh họa
Tôi gọi điện cho con trai và nói:
- Vợ chồng con thấy bản thân có quá đáng không, đã 3 tháng nay đưa cháu nội đi mà không về nấy một lần. Bố gọi điện cho con là muốn nói với con một việc, đứa trẻ là bảo bối của gia đình ta nên nhất định phải mang họ Tống nhà ta. Con hãy mau đổi họ cho đứa trẻ, bằng không ta sẽ di chúc lại hai căn nhà của ta cho người khác.
- Sao bố cứ ép con thế? Chỉ cần đứa trẻ là con của con thì nó mang họ gì đâu quan trọng. Vợ con đã vất vả sinh ra cháu, máu của vợ con cũng chảy trong cơ thể của cháu thì có mỗi cái tên họ của cháu sao bố mẹ cũng phải làm quá lên. Tài sản của bố, bố muốn cho ai thì tùy, chúng con không cần.
Tôi ngồi phịch xuống đất, trong lòng cảm thấy trống trải. Gia đình chúng tôi chào đón một cháu trai đáng yêu thì là một niềm vui nhưng không hiểu sao lại dẫn đến sự rạn nứt này cũng chỉ vì con trai, con dâu cương quyết đặt tên cho đứa trẻ mang theo họ Lý. Cháu trai rõ ràng là người của nhà tôi, sao lại không mang họ Tống được cơ chứ, sau này nó lớn ắt hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc lắm.
Trẻ được đặt tên theo họ mẹ hay họ bố?
Thực tế việc sinh con, nuôi con và đặt tên cho con không chỉ là vấn đề của bố mẹ mà còn là vấn đề của gia đình, tất cả các thành viên trong gia đình.
Với sự đa dạng hóa của văn hóa xã hội, những năm gần đây xuất hiện rất nhiều trường hợp trẻ em lấy họ mẹ, tuy nhiên việc lấy họ bố vẫn là xu hướng phổ biến trong xã hội nên dần dần trở thành mâu thuẫn gia đình phổ biến. Tùy theo quy định Pháp luật của từng nước có quy định riêng về đặt tên cho con theo họ bố hay họ mẹ, chúng ta nên tuân thủ. Riêng tại Việt Nam, Pháp luật không bắt buộc, đứa trẻ hoàn toàn có thể theo họ của bố hoặc của mẹ.
Tuy nhiên, khi cả hai đứng trước một quyết định quan trọng như đặt tên cho con mới sinh thì cần phải lấy ý kiến của mọi người trong gia đình, đặc biệt là những người có chức vị cao như ông bà để không xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp.
Bên cạnh đó, việc quyết định con theo họ bố hay họ mẹ là do người bố và người mẹ có quyền quyết định tối cao nhất. Tất cả những ý kiến khác chỉ là ý kiến tham khảo. Những người lớn tuổi cần tôn trọng quyết định của con cái trong việc đặt tên cho cháu hoặc có những cách thảo luận thỏa đáng.
CHI CHI
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/chau-noi-chao-doi-mang-ho-me-bo-chong-doi-di-chuc-tang-hai-can-nha-cho-nguoi-khac-a616156.html