Tỉ lệ tử vong cao thứ 4 tại Việt Nam
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Ung thư Toàn cầu (Globocan), năm 2022, gần 2,3 triệu phụ nữ trên thế giới mắc ung thư vú, chiếm 23,8% trong tổng số ca ung thư ở nữ giới. Đây cũng là căn bệnh phụ nữ phổ biến nhất trên toàn cầu với hơn 666.000 trường hợp tử vong trong năm 2022.
Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của Globocan, có 24.563 ca ung thư vú mắc mới trong năm 2022, chiếm 28,9% các ca ung thư, cao nhất trong số các bệnh ung thư ở cả nam giới lẫn nữ giới. Hơn 10.000 bệnh nhân ung thư vú tử vong trong năm 2022 đã đưa căn bệnh này xếp thứ 4 về số ca tử vong tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan, phổi và dạ dày.
Ung thư vú có quá trình hình thành âm thầm. Dù khối u đã xuất hiện một thời gian nhưng người bệnh có thể vẫn chưa biểu hiện triệu chứng. Căn bệnh này hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực. Với những trường hợp phát hiện ở giai đoạn cuối, khi khối u đã di căn toàn thân, chỉ có khoảng 22% bệnh nhân sống sót sau 5 năm.
Ung thư vú xếp thứ 4 về số ca tử vong tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan, phổi và dạ dày. Ảnh: Hà Thu
Để tăng khả năng chữa trị thành công, bệnh nhân cần được phát hiện khối u sớm và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tuy việc điều trị ung thư vú có thể không phức tạp như một số bệnh ung thư khác, nhưng chi phí điều trị căn bệnh này tương đối cao và có thể trở thành gánh nặng tài chính đáng kể cho bệnh nhân và gia đình.
Số liệu của Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, chi phí điều trị trung bình đối với một bệnh nhân ung thư nói chung là khoảng 176 triệu đồng/năm. Một số thống kê khác cho thấy, có tới 33,8% bệnh nhân ung thư không có khả năng chi trả viện phí; 37,4% người mắc ung thư tại Việt Nam rơi vào cảnh khó khăn do phải trả chi phí điều trị quá lớn. Tỉ lệ này có thể tăng lên khi giá các dịch vụ y tế được dự báo có khả năng tăng 30% kể từ năm 2024.
Phương án tài chính dự phòng cho chị em
Cầm trên tay chẩn đoán ung thư vú phải giai đoạn 2A, chị V.T.N (42 tuổi, quản lý dự án bất động sản tại Hải Phòng) không khỏi bần thần. Theo tham vấn của bác sĩ, chị N cần phẫu thuật đoạn nhũ và tái tạo tuyến vú với chi phí từ 40 - 50 triệu đồng. Sau đó, chị tiếp tục trải qua 4 đợt hóa trị với chi phí từ 15 - 17 triệu đồng mỗi đợt, chưa kể tiền thuốc và tái khám định kỳ. Tạm tính, chi phí điều trị căn bệnh này là hơn 100 triệu. Song, theo các bác sĩ, đây chỉ là chi phí điều trị đối với ung thư vú được phát hiện sớm. Những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ sẽ có phác đồ điều trị phức tạp hơn, chi phí vì thế cũng tăng cao hơn.
Trước thực trạng này, nhiều chị em chọn tham gia bảo hiểm như một phương án dự phòng tài chính để đối mặt với các rủi ro về sức khỏe, trong đó có ung thư vú. Chị L.T.T.H (trưởng phòng kinh doanh một công ty xuất nhập khẩu tại TP.HCM) cho biết vừa tham gia gói bảo hiểm sức khỏe ‘Sống Khỏe Mỗi Ngày’ (phiên bản 2024) của Manulife sau khi đã ‘trang bị’ cho mình một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ từ hãng này.
Nhiều chị em chọn tham gia các gói bảo hiểm sức khỏe có quyền lợi tối ưu cho nhóm bệnh ung thư vú.
Theo chị H., quyết định tham gia gói bảo hiểm sức khỏe này dựa trên dải quyền lợi rộng đối với căn bệnh ung thư vú mà chị đang quan tâm. ‘Sống Khỏe Mỗi Ngày’ mặc định sẽ chi trả các loại chi phí điều trị ung thư như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch… Không chỉ vậy, sản phẩm này còn xem xét chi trả cho những trường hợp điều trị trong ngày đối với bệnh ung thư. Riêng với căn bệnh ung thư vú, chi phí tái tạo tuyến vú (sau đoạn nhũ) cũng nằm trong phạm vi bảo vệ của ‘Sống Khỏe Mỗi Ngày’. Ngoài ra, sản phẩm này còn hỗ trợ các chi phí điều trị đặc biệt khác như: chạy thận, cấy ghép nội tạng, chi phí điều trị hoặc phẫu thuật trong ngày, trợ cấp nằm viện...
Chị Khánh Vân, chuyên gia tư vấn bảo hiểm cho biết thêm, một trong những điểm khác biệt của sản phẩm bảo hiểm này là bên cạnh quyền lợi Điều Trị Nội Trú được mặc định, khách hàng có thể tùy chọn tham gia các quyền lợi khác như Điều Trị Ngoại Trú, Nha Khoa hay Thai Sản theo nhu cầu của mình mà không kèm theo các điều kiện ràng buộc phức tạp. “Thông thường, khi khách hàng muốn mua thêm các quyền lợi bổ sung, nhiều hãng sẽ có những ràng buộc riêng. Ví dụ, muốn mua quyền lợi thai sản thì phải mua kèm quyền lợi ngoại trú và nội trú dù khách hàng không có nhu cầu. Với ‘Sống Khỏe Mỗi Ngày’, khách hàng có thể tùy ý tham gia quyền lợi phù hợp mà không có ràng buộc như thế để tối ưu hóa chi phí của mình”, chị Vân giải thích.
Thực tế cho thấy, bảo hiểm sức khỏe đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài chính cho người dân trước những rủi ro về sức khỏe, không chỉ đối với căn bệnh ung thư vú mà còn nhiều loại bệnh khác. Bên cạnh chi trả quyền lợi cho các bệnh lý thông thường, nhiều dòng bảo hiểm sức khỏe hiện nay đã được nâng cấp và mở rộng chi trả cho các bệnh lý nghiêm trọng (tai nạn, ung thư, bệnh hiểm nghèo…), thậm chí nâng độ tuổi bảo vệ đến 75 tuổi, giúp giảm gánh nặng tài chính cho người dân khi điều trị bệnh. Theo các chuyên gia, những dòng bảo hiểm sức khỏe sẽ “lên ngôi” trong năm tới, khi chi phí y tế được dự báo sẽ gia tăng.
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/chia-se-ganh-nang-khi-dieu-tri-ung-thu-vu-a616345.html