Con sang nhà hàng xóm chơi, về nhà bỗng khóc thét, mẹ tá hoả khi thấy hai bàn tay con tím đen

Người mẹ thót tim tưởng con trai gặp chuyện chẳng lành.

Ai làm bố mẹ rồi có lẽ cũng sẽ hiểu được hoàn cảnh, mỗi ngày trôi qua với những “búp măng non” chẳng khác gì đang chơi trò chơi cảm giác mạnh, con vui thì bố mẹ vui cùng, con buồn thì bố mẹ cũng buồn theo, ngoài những lúc như thế thì bố mẹ còn không ít lần đối diện với nhiều tình huống thót tim từ những trò đùa, nghịch ngợm của con. 

Điển hình như mới đây, chị Tiểu Liên (Trung Quốc) đã chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội về câu chuyện khiến cô điếng người vừa xảy ra liên quan đến cậu con trai 3 tuổi, thu hút sự chú ý của dân tình. Theo đó, chị cho biết trong lúc mình nấu ăn trưa thì con trai đã xin mẹ qua nhà hàng xóm chơi. Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến nửa tiếng sau, đứa trẻ bỗng chạy về nhà khóc thét gọi mẹ.

Nghe tiếng con trai, chị Tiểu Liên tưởng thằng bé gặp chuyện gì bất ổn nên vội vã bỏ dỡ món ăn đang nấu rồi ra kiểm tra xem con bị gì. Lúc đứa trẻ dơ hai bàn tay lên, chị Tiểu Liên mới tá hoả khi thấy hai bàn tay con bỗng tím tái, đen sì, nhìn kỹ mới phát hiện ra thằng bé đã buộc một đống dây thun vào tay mình.

Có lẽ, đây là trò nghịch ngợm của con khi chơi ở nhà bạn hàng xóm, tuy nhiên đứa trẻ buộc vào rồi lại không biết tháo ra nên mới dẫn đến tình huống “dở khóc dở cười” như vậy. Chắc chắn là lúc này, con đã thấy đau nên mới sợ hãi khóc thét gọi mẹ, chị Tiểu Liên sau khi nắm được tình hình đã ngay lập tức gỡ bỏ những dây thun này ra khỏi tay con trai.

Biết đây là trò nghịch vô ý của con, vì đứa trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được hậu quả nên chị Tiểu Liên không la mắng cậu nhóc. Tuy nhiên, người mẹ cũng nhận được nhiều lời khen khi không quên nhắc nhở và giải thích cho con trai về tình huống vừa xảy ra. 

Trong trường hợp nếu để trạng thái dây thun bị buộc chặt vào tay đứa trẻ một khoảng thời gian dài, người lớn không kịp thời phát hiện ra thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng chứ không hề đơn giản chút nào. Nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ, khiến con bị thương, thế nên bố mẹ tuyệt đối đừng chủ quan trước những trò nghịch ngợm của các “búp măng non”.

Để tránh điều như trên xảy ra, trong quá trình chăm sóc con cái, mỗi gia đình, mỗi ông bố bà mẹ cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:

- Giám sát liên tục: Bố mẹ nên giám sát con trẻ một cách liên tục trong suốt quá trình vui chơi. Điều này đảm bảo rằng con không tiếp xúc với các nguy hiểm tiềm ẩn hoặc không thể tự mình đối phó với những sự cố khi vui chơi một cách hiệu quả nhất.

- Tạo môi trường an toàn: Xác định và loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường chơi, bao gồm đồ chơi gây nguy hiểm, các vật sắc nhọn, các chất độc, và các bề mặt trơn trượt. Đồng thời, đảm bảo rằng không có những đồ chơi với kích thước quá nhỏ có thể dễ dàng gây ra tình huống đứa trẻ bỏ vào miệng và nuốt.

- Hướng dẫn và giáo dục con trẻ: Dạy con trẻ về các quy tắc cơ bản đảm bảo an toàn khi chơi, bao gồm không leo lên những nơi nguy hiểm, không chơi gần nước nếu không có sự giám sát, và không chơi với đồ chơi hoặc vật phẩm có thể gây nguy hiểm.

- Chọn trò chơi đúng độ tuổi và phù hợp với sự phát triển của con: Chọn những hoạt động chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng phát triển của con trẻ. Tránh đưa con vào những hoạt động quá phức tạp hoặc nguy hiểm mà con không thể tự xử lý được.

- Áp dụng biện pháp bảo vệ cá nhân: Đảm bảo rằng con trẻ luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia các hoạt động ngoài trời như xe đạp, trượt patin, hay trượt ván. Sử dụng các biện pháp bảo vệ khác như găng tay, tất hay đồ bảo hộ cơ thể khi cần thiết.

- Kiểm tra địa điểm chơi: Trước khi cho con tham gia vào một khu vui chơi công cộng hoặc khu trò chơi ngoài trời, hãy kiểm tra an toàn cơ sở vật chất xung quanh và các yếu tố khác để đảm bảo rằng nó đáng tin cậy, phù hợp cho con.

- Sẵn sàng sơ cứu: Bố mẹ nên nắm vững kiến thức sơ cứu cơ bản để có thể xử lý các tình huống khẩn cấp nếu cần thiết. Hãy luôn có sẵn một hộp sơ cứu và biết cách sử dụng nó.

Trong tình huống con gặp tai nạn khi vui chơi, bố mẹ cần phản ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là các bước cần thực hiện:

- Bình tĩnh xem xét tình hình: Đầu tiên, bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh để đánh giá tình hình. Điều này giúp bố mẹ có sự sáng suốt và tập trung để có thể đưa ra những sự hỗ trợ và xử lý kịp thời, hiệu quả cho con.

- Đánh giá và sơ cứu: Đánh giá mức độ và tính chất của vết thương hoặc tai nạn. Nếu có thể thì hãy thực hiện sơ cứu ban đầu như áp dụng băng bó, làm sạch vết thương, nén chặt để kiểm soát chảy máu, hoặc đặt đúng tư thế cho vị trí bị tổn thương. Tuy nhiên, chỉ được phép thực hiện các biện pháp sơ cứu mà bố mẹ đã được đào tạo hoặc có kiến thức tốt về chúng.

- Gọi cấp cứu: Nếu tình huống nghiêm trọng hoặc cần sự can thiệp y tế chuyên nghiệp, bố mẹ nên gọi số cấp cứu hoặc đưa con ngay đến bệnh viện gần nhất. Đồng thời, thông báo cho nhân viên y tế về tình huống cụ thể và triệu chứng của con trẻ.

- Động viên, xoa dịu con trẻ: Trong quá trình xử lý tình huống, bố mẹ cần liên tục giao tiếp với con trẻ, giữ cho con trạng thái bình tĩnh và hợp tác. Lập tức đưa ra lời an ủi, nói chuyện nhẹ nhàng và động viên để cho con biết rằng bố mẹ đang ở bên và sẽ chăm sóc con tốt nhất.

- Thăm khám và theo dõi: Sau khi cung cấp sơ cứu ban đầu, bố mẹ nên đưa con trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện để được thăm khám và đánh giá kỹ hơn. Bác sĩ sẽ xác định mức độ tổn thương và đề xuất các biện pháp điều trị, cũng như sự chăm sóc phù hợp.

- Rút kinh nghiệm: Sau khi tình huống đã được giải quyết, bố mẹ cần phân tích nguyên nhân của tai nạn và học từ kinh nghiệm đó. Điều này giúp bố mẹ nắm bắt được những nguy cơ tiềm ẩn, và đưa ra các biện pháp ngăn chặn để tránh tình huống tái diễn tương tự trong tương lai.

KIỀU TRANG

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/con-sang-nha-hang-xom-choi-ve-nha-bong-khoc-thet-me-ta-hoa-khi-thay-hai-ban-tay-con-tim-den-a616381.html