1. Quan sát vùng bụng - Béo bụng là dấu hiệu đáng báo động
Một người đàn ông bụng phẳng thường có tuổi thọ cao hơn so với người bụng to. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Ung thư Anh Quốc chỉ ra rằng, béo bụng có liên quan đến nguy cơ mắc 18 loại ung thư.
Ngoài ra, nghiên cứu trên JAMA Network Open cũng cho thấy, càng nhiều mỡ nội tạng, nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức càng cao. Cụ thể, tỷ lệ mỡ cơ thể tăng 9,2% hoặc mỡ nội tạng tăng 36ml có thể khiến não bộ lão hóa nhanh hơn 1 năm.
Do đó, không nên coi béo bụng là "dấu ấn tuổi trung niên". Với thói quen sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể tránh được tình trạng này.
Khi cơ thể có lượng lớn mỡ thuộc mỡ bụng thì dù trọng lượng của bạn cao hay thấp cũng đều có nguy cơ mắc các bệnh như: Bệnh tim mạch; Kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2; Ung thư đại trực tràng; Chứng ngưng thở lúc ngủ; Chết non do bất kỳ nguyên nhân nào; Huyết áp cao
2. Kiểm tra tình trạng chân - Dấu hiệu của sức mạnh và sức khỏe
Chân khỏe là biểu hiện của cơ thể khỏe mạnh. Phần thân dưới mạnh mẽ, cơ bắp săn chắc là một dấu hiệu quan trọng của sức khỏe nam giới. Nhóm nghiên cứu của ĐH King London nói rằng, sức khỏe của đôi chân là dấu hiệu hữu ích của những người tập thể dục đủ để giúp cho tâm trí của họ trong trạng thái tốt. Các nhà khoa học nói trên tạp chí Lão khoa, tập thể dục thải chất độc hại ra khỏi cơ thể và tăng cường trí não của người cao tuổi.
Nếu chân xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch, sưng phù, đau nhức, tê bì hoặc chuột rút, cần đi khám sớm. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn.
3. Quan sát phân - Biểu hiện của đường ruột khỏe mạnh
Đường ruột được mệnh danh là "bộ não thứ hai" của cơ thể, nơi kiểm soát hơn 70% hệ miễn dịch. Tình trạng đường ruột tốt hay xấu sẽ thể hiện qua phân.
Phân khỏe mạnh có màu sắc, mùi, hình dạng và thói quen đi tiêu bình thường. Đây là tín hiệu quan trọng về sức khỏe tổng thể và tuổi thọ.
Các phương pháp giúp cho đường ruột khỏe mạnh
- Giảm mức độ stress: Mức độ stress cao ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm cả đường ruột. Một số hoạt động như thiền, đi bộ, dành thời gian cho bạn bè, người thân, sử dụng tinh dầu, giảm lượng caffein, tập yoga... có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ không đủ giấc và đủ chất lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.
- Ăn chậm: Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đồng thời giúp duy trì sức khỏe của đường ruột.
- Giữ đủ nước: Các nghiên cứu đã chứng minh uống nhiều nước có tác dụng có lợi cho niêm mạc ruột, cũng như cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột. Cung cấp đủ nước cho cơ thể để thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh.
- Kiểm tra sự không dung nạp thực phẩm: Các triệu chứng như chuột rút, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, phát ban, buồn nôn, mệt mỏi và trào ngược axit... xuất hiện có thể được xem như dấu hiệu đang mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Bạn nên thử tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng để có thể tìm được nguyên nhân cụ thể liên quan đến đường ruột.
4. Chú ý đến nước tiểu - Cảnh báo sức khỏe tuyến tiền liệt và thận
Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới càng lớn. Đặc biệt, ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư không nên coi nhẹ.
Khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, nam giới thường gặp phải triệu chứng như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát hoặc tiểu ra máu. Ngoài ra, các vấn đề về thận cũng có thể gây hiện tượng tiểu máu, tiểu ra protein hoặc thay đổi lượng nước tiểu.
Minh Khuê (t/h)