Giải mã "đốt 3 tuổi”, vì sao con hay ốm trong giai đoạn này?

Khoảng thời gian giao thoa từ khi con 6 tháng tuổi kéo dài tới 3 tuổi (hoặc hơn) là giai đoạn mà các chuyên gia hay gọi là “thiếu hụt miễn dịch”. Trong giai đoạn này, mẹ cần làm gì để đảm bảo hệ miễn dịch của con khỏe mạnh?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 36 tháng thường xuyên đau ốm. Nhiều người cho rằng nguyên nhân nằm ở cách chăm sóc của người mẹ, khiến cho các phụ huynh áp lực. Nhưng sự thật có phải như vậy?

Thực tế, có một độ tuổi khá đặc biệt, khi này khả năng miễn dịch của con rơi vào tình trạng “thiếu hụt miễn dịch”: đó là giai đoạn 6 tháng tuổi đến khi con đạt “đốt” 3 tuổi. Theo đó, giai đoạn từ 6 - 36 tháng tuổi hoặc hơn là giai đoạn giao thoa giữa miễn dịch thụ động (con nhận từ mẹ) và miễn dịch chủ động (từ 3 tuổi con có khả năng tự sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể).

Ảnh minh hoạ

Hiểu rõ nguyên nhân của “thiếu hụt miễn dịch” và các phương pháp để giúp con củng cố, tăng cường hàng rào miễn dịch tại giai đoạn đặc biệt này, mẹ sẽ nuôi con khỏe mạnh và giúp con chống lại các tác nhân gây bệnh.

Giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi: Tuyến phòng thủ miễn dịch đầu tiên của trẻ đến từ người mẹ

Khi em bé còn trong bụng mẹ, giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, kháng thể IgG từ người mẹ đã được truyền sang trẻ thông qua nhau thai, quá trình này được gọi là "miễn dịch thụ động". Các kháng thể này sẽ chuẩn bị một hàng rào miễn dịch vững vàng bảo vệ bé trước các mầm bệnh từ bên ngoài ngay từ lúc chào đời.

Khi chào đời, bé sẽ tiếp tục nhận được nguồn kháng thể dồi dào cùng các dinh dưỡng quý giá khác từ dòng sữa mẹ. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho trẻ bú ngay trong vòng 24h đầu để tận dụng nguồn kháng thể từ sữa mẹ, đặc biệt là sữa non ngày đầu với hàm lượng kháng thể dồi dào sẽ tiếp tục củng cố hàng rào miễn dịch bảo vệ bé trong 6 tháng đầu đời.

Giai đoạn 6 tháng - 1 tuổi, dần chuyển sang thời kỳ ăn dặm

Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể có trong sữa mẹ mà trẻ “thụ động” nhận được từ mẹ đã giảm đi rất nhiều nhưng hệ miễn dịch chủ động của trẻ chưa được hoàn thiện để tự sản xuất ra kháng thể. Do đó miễn dịch của trẻ trong giai đoạn này rất yếu và dễ mắc bệnh. Khoảng thời gian từ khi trẻ 6 tháng tuổi đến độ tuổi lên 3 (hay còn gọi là giai đoạn “giao thoa” giữa hệ miễn dịch thụ động và chủ động) thường được gọi là giai đoạn "thiếu hụt miễn dịch". 

Ảnh minh hoạ

Giai đoạn 1-3 tuổi trẻ bắt đầu bước vào mẫu giáo

Giai đoạn 1 -3 tuổi vẫn thuộc khoảng thời gian giao thoa của hai hệ thống “miễn dịch thụ động” và “miễn dịch chủ động”. Trẻ vốn nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, hoặc dị ứng… do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nay lại bước vào một thử thách mới mang tên: đi học.

Trước khi vào mẫu giáo, môi trường tiếp xúc trong gia đình của bé khá đơn giản, thường chỉ gồm ba mẹ, em bé và thêm một vài thành viên. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu đi học, việc đột nhiên tiếp xúc với môi trường mới sẽ khiến hệ miễn dịch của con bị ảnh hưởng lớn.

Thói quen hành vi trong các nhà trẻ và trường mầm non, chẳng hạn như tiếp xúc gần gũi với trẻ em khác, chơi chung đồ chơi, bỏ đồ vào miệng… cũng làm tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.

Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, khi trẻ mới bắt đầu vào mẫu giáo sẽ chưa thích nghi ngay được với hoàn cảnh, tâm trạng thường chán nản, khó tránh khỏi tình trạng lo lắng, bất an, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, phần nào gây ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch, làm suy giảm đề kháng và dễ mắc bệnh, từ đó, tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển.

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch đúng cách cho trẻ trong giai đoạn “thiếu hụt miễn dịch” 

Bên cạnh việc duy trì cho con bú mẹ, ngủ đủ giấc, tiêm chủng đúng lịch thì việc tăng cường chế độ vận động và chăm sóc, vệ sinh cơ thể, đặc biệt việc bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch để tăng cường kháng thể, nâng cao sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. 

Các mẹ nên chú ý chuẩn bị những cách giúp con thích nghi và nâng cao khả năng miễn dịch như sau:

Chế độ vận động

Cha mẹ không nên nghĩ rằng con còn nhỏ nên có thể bỏ qua quá trình tăng cường chế độ vận động cho con. Việc xây dựng thói quen vận động thường xuyên, nhẹ nhàng mỗi ngày như cho trẻ sơ sinh thực hiện các bài tập vận động thô tại nhà như cầm nắm, tập đi, tập ném bóng qua lại với bố mẹ… hoặc có thể đưa trẻ ra ngoài chơi, đi bộ, tập bơi nhẹ nhàng khi con đến tuổi lớn hơn… sẽ giúp trẻ tăng sức khỏe, sức đề kháng. 

Chế độ dinh dưỡng

Ảnh minh hoạ

Đảm bảo con ăn đủ các nhóm thực phẩm như protein, rau củ, trái cây, carbohydrate. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, A, kẽm, sắt để tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng như sữa công thức có sữa non có bổ sung hàm lượng IgG cao để bổ sung cho bé, giúp tăng cường khả năng đề kháng miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ ốm bệnh.

Kháng thể IgG hay Immunoglobulin G là protein có chiếm tỷ lệ nhiều nhất tương đương 80% kháng thể trong huyết thanh người. Đặc điểm của IgG giúp liên kết các mầm bệnh, như vi khuẩn, vi rút, nấm. Vì vậy nên có thể bảo vệ cơ thể chống lại những độc tố và nhiễm trùng. 

Theo nhiều chuyên gia, để tăng cường miễn dịch, lấp đầy thiếu hụt miễn dịch mẹ cần đặc biệt bổ sung dinh dưỡng miễn dịch như Sữa non từ bò chứa hàm lượng kháng thể IgG cao. Theo nghiên cứu lâm sàng, kháng thể IgG có trong sữa non giúp giảm số lần nhiễm khuẩn hô hấp đến 56%, giảm số lần nhập viện đến 59% và giảm tổng số lần nhiễm khuẩn khác 42%. 

Ngoài ra theo một nghiên cứu của Science Direct, kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, trung hòa nội độc tố vi khuẩn tại toàn bộ đường tiêu hóa đồng thời hỗ trợ ức chế tình trạng viêm tại ruột, thúc đẩy tái tạo lớp màng nhầy, phục hồi tổn thương mô. 

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, mẹ cần bổ sung đủ lượng 1000mg kháng thể IgG/ngày để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh từ virus, vi khuẩn

Chế độ chăm sóc, vệ sinh cơ thể

Chế độ chăm sóc cơ thể là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn "thiếu hụt miễn dịch". Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ là cách hiệu quả để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Thường xuyên rửa tay, tắm rửa, vệ sinh tai mũi họng cho con đều đặn sẽ góp phần loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách giúp cơ thể hồi phục và tăng cường sức đề kháng. Chú trọng đến chế độ chăm sóc cơ thể toàn diện sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn trong giai đoạn này.

KIỀU TRANG