Kinh nghiệm khám phá chùa Bái Đính – một trong hai ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Bái Đính là một trong những điểm du lịch tâm linh cực kỳ thu hút trong dịp đầu năm. Dưới đây là trọn bộ “bí kíp” khám phá ngôi chùa linh thiêng bậc nhất này nhé!

Chùa Bái Đính là một ngôi chùa nổi tiếng, là điểm đến tâm linh được nhiều du khách chọn lựa cho chuyến du xuân lễ chùa đầu năm của mình. Chùa Bái Đính là một trong hai ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Chùa được khởi công xây dựng từ năm 2003, tọa lạc trên sườn núi, sát cạnh Bái Đính Cổ Tự - Ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Cố đô Hoa Lư xưa. Chùa Bái Đính được xây dựng mới với quy mô vô cùng rộng lớn, đồ sộ và hoành tráng, kiến trúc mang đậm dấu ấn truyền thống hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên, hồ nước núi đá. Tất cả những điều này giúp ngôi chùa không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là một địa điểm tham quan được nhiều người yêu thích.

Chùa Bái Đính nằm cách thành phố Ninh Bình 20km và cách thủ đô Hà Nội 95km. Du khách có thể đi theo tour hoặc tự mình đến chùa Bái Đính bằng phương tiện cá nhân hoặc thuê xe dịch vụ.

Chùa Bái Đính được vị thiền sư lỗi lạc Nguyễn Minh Không xây dựng từ gần 1000 năm nay, nằm trên đỉnh núi Đính linh thiêng mà đầy u tịch. Nơi đây cũng được hoàng đế Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu để bàn dân thiên hạ có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Với diện tích khuôn viên lên tới 539ha trong đó chùa cổ rộng 27ha và chùa mới rộng 80ha, ngoài ra là các công trình nổi bật khác. Hiện tại chùa Bái Đính có diện tích đứng thứ 2 Việt Nam chỉ đứng sau chùa Tam Chúc ở Hà Nam.

Những địa điểm tham quan ở chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cổ

Là phần gốc tích của chùa Bái Đính được xây dựng trước năm 2005 trải qua các triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam

Hang Sáng, Động Tối

Nằm ở vị trí khá cao, để leo lên Hang Sáng, Động Tối bạn phải vượt qua 300 bậc đá. Đó như là một thử thách nhỏ cho những bạn ưa tìm tòi khám phá những cái mới. Kết thúc những bậc đá chúng ta đến ngã ba, bên phải là hang Sáng nơi thờ Thần và Phật, bên trái là lối vào động Tối nơi thờ Mẫu và Tiên.

Giếng Ngọc

Nằm ở chân núi Bái Đính, giếng Ngọc đang được chùa bảo tồn và gìn giữ. Tường truyền rằng , thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước của giếng Ngọc để sắc thuốc chữa khỏi bệnh cho dân chúng là cả vua Lý Thần Tông. Nước giếng có một điểm đặc biệt là mùa nào nước trong giếng cũng trong xanh như màu của những viên ngọc. Giếng Ngọc được xác lập kỉ lục là giếng chùa lớn nhất Việt Nam vào năm 2007.

Đền thờ Thần Cao Sơn

Tham quan xong Hang Sáng có một lối sau dẫn tới rừng cây xưa, đây chính là đền thờ Cao Thái Sơn – vị thần cai quản vùng núi. Theo truyền thuyết vị thần chính là một trong 50 người con của Âu Cơ theo mẹ lên non.

Đền thờ thần được xây dựng ở khu vực núi Bái Đính, đầu tựa vào núi,mặt hướng về dòng Hoàng Long đây là một thế rất đẹp theo phong thủy.

Chùa Bái Đính mới

Khu vực được xây dựng thêm vào năm 2005, thể hiện được cái đẹp và sự hoành tráng của ngôi chùa.

Tháp Chuông

Tháp chuông ở chùa Bái Đính là nơi lưu giữ chiếc đại hồng chung và trống đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tháp chuông được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa có hình bát giác, cao 3 tầng, có 2 lối cầu thang lên và xuống để tham quan Đại hồng chung và Trống đồng.

Chiếc chuông lớn này chỉ rung vào các ngày lễ lớn như: Lễ khai hội chùa, lễ Phật đản… Khi rung lên, tiếng chuông có thể vang xa gần 10km. Quan niệm của Phật giáo, tiếng chuông càng vang xa càng giúp chúng sinh hướng phật thoát khỏi khổ ải trần gian.

Nằm ngay dưới chuông đồng khổng lồ là chiếc trống đồng “khủng”. Việc đặt chuông trên được thể hiện theo phong thủy âm dương ngũ hành.

Hành lang La Hán

Những bức tượng La Hán được đặt theo hành lang 2 lối lên và xuống của chùa. Hành lang La Hán được xác lập là dài nhất Châu Á, có chiều dài lên tới 1052m với 500 bức tượng các vị la hán lấy từ văn hóa Trung Hoa được làm từ đá xanh nguyên khối ở Thanh Hóa, mỗi pho tượng nặng gần 4 tấn.

Đi dọc hành lang sẽ là các pho tượng với muôn vàn cảm xúc, biểu hiện cho những con người sống trên trần gian này có buồn đau, vui vẻ, thất vọng, thiện và ác.

Điện Quan Âm

Điện Quan Âm Bồ Tát được xây dựng 100% bằng gỗ. Là nơi tờ Quan Thế Âm Bồ Tát, có 7 gian thờ, chính giữa điện thờ tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay phổ độ chúng sinh. Ngoài sự đặc biệt từ tượng phật bà quan âm, điện Quan Âm còn được trang trí nhiều hoa văn khắc gỗ độc đáo , những hình hoa sen biểu tượng của người Việt cùng với những con hạc đồng biểu hiện cho nền văn hóa lúa nước. Bức tượng phật bà quan âm được sách kỉ lục công nhận là pho tượng quan thế âm lớn nhất Việt Nam.

Tượng đồng Di Lặc

Là bức tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam nặng tới 80 tấn và cao 10m. Nằm trên một đình núi, bức tượng ông Di Lặc uy nghi tạo nên sự linh thiêng và đồ sộ cho ngôi chùa.

Tòa Bảo Tháp

Tòa Bảo Tháp có 13 tầng, cao tới 100m. Đây là tòa bảo tháp cao nhất ở Châu Á và là nơi tôn thờ Xá Lợi (tro cốt) của đức phật Thích Ca Mâu Ni rước từ Ấn Độ về chùa Bái Đính năm 2008

Chi phí tham quan chùa Bái Đính

Hiện tại chùa Bái Đính không thu vé tham quan, vé vào cửa nhé, vậy nên du khách có thể tự do di chuyển, chiêm bái, vãn cảnh.

Ngoài vé tham quan, nếu du khách có nhu cầu đi xe điện sẽ phải mua vé. 

Giá vé xe điện chùa Bái Đính dành cho người lớn: 30.000đ/vé/lượt ⇔ 60.000đ/vé khứ hồi.

Giá vé xe điện dành cho trẻ em: Dưới 1m miễn phí vé, trẻ em chiều cao từ 1m tính giá vé như người lớn.

Một số dịch vụ khác cũng mất phí nếu du khách có nhu cầu như: 

Vé tham quan Tháp Báo Thiên Chùa Bái Đính: 50.000đ/vé/lượt, trẻ em dưới 1m miễn phí. 

Vé thuê hướng dẫn viên chỉ dẫn tham quan: 300.000đ/tour.

Ăn uống tại chùa Bái Đính như thế nào?

Tại chùa Bái Đính có bán đồ ăn, thức uống khá đa dạng. Tuy nhiên hầu hết có giá khá cao. Du khách nên chủ động mang theo nước uống, đồ ăn trong quá trình tham quan, lễ chùa.

Thời điểm đẹp nhất đi chùa Bái Đính

Du khách đến chùa Bái Đính nhiều nhất là khoảng thời gian sau tết nguyên đán, bắt đầu của những tháng lễ hội đông đúc. Đến chùa Bái Đính vào thời điểm này, bạn sẽ được tham gia nhiều lễ lớn của chùa. Tuy nhiên nếu không thích sự đông đúc, bạn cũng có thể đến chùa vào thời gian mát mẻ trong năm như mùa thu – đông.

H.M