Cảnh báo về vi khuẩn hiếm gặp xâm nhập hệ thần kinh có thể gây tử vong trong vài giờ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã đưa ra cảnh báo sức khỏe về một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp có thể gây tử vong trong vài giờ.

CDC cho biết trong báo cáo rằng các trường hợp nhiễm trùng, được gọi là bệnh viêm màng não mô cầu xâm lấn đã gia tăng từ năm 2023. Tính đến ngày 25 tháng 3 năm 2024, CDC đã báo cáo ít nhất 143 trường hợp, tăng 62 so với 81 ca được báo cáo vào cùng ngày năm 2023.

Vào năm ngoái, có tổng cộng 422 trường hợp được báo cáo mắc căn bệnh này. Kể từ đầu năm đến nay, cứ 6 ca mắc thì có 1 người không qua khỏi, tỉ lệ tử vong cao hơn mức mà CDC thường thấy đối với vệnh nhiễm trùng não mô cầu. 

vi-khuan-1711958062.mp4

Bệnh viêm màng não xâm lấn xảy ra khi một loại vi khuẩn có tên Neisseria meningitidis lây nhiễm vào cơ thể và tấn công não, tủy sống và máu. Theo Mayo Clinic, viêm màng não là một loại vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, sốt và khó chịu ở mũi. 

Vi khuẩn Neisseria meningitidis cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nghiêm trọng gọi là nhiễm trùng máu hoặc ngộ độc máu.

Các triệu chứng của nhiễm trùng máu có thể bao gồm sốt và ớn lạnh, mệt mỏi, nôn mửa, tay chân lạnh, thở nhanh, tiêu chảy và trong một số trường hợp hiếm gặp là phát ban màu tím sẫm.

vi-khuan-lay-benh-1-1711957854.jpg
Viêm màng não lây nhiễm vào cơ thể và tấn công não, tủy sống và mạch máu. Ảnh The Sun

Bệnh do virus có thể mang vi khuẩn qua mũi và cổ họng của một người mà không bị bệnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp người có sức đề kháng yếu, trẻ sơ sinh, người nhiễm HIV, người dễ bị nhiễm trùng vẫn có thể bị lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Tỷ lệ lây nhiễm cao xảy ra qua việc hôn, ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh. 

CDC đã xác định được ít nhất 4 nhóm vi khuẩn não mô cầu khác nhau đang lưu hành ở Hoa Kỳ là B, C, W và Y. Trong đó, nhóm vi khuẩn Y có nguy cơ lây lan cả nước rất cao. CDC khuyến nghị các nhóm có nguy cơ cao nên tiêm một trong ba loại vắc xin được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Pfizer phê duyệt để giữ sức khỏe.

Xem thêm: Những loại thực phẩm có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở bạn cần tránh xa khi lái xe

Minh Khuê (Theo The Sun)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/index.php/canh-bao-ve-vi-khuan-hiem-gap-xam-nhap-he-than-kinh-co-the-gay-tu-vong-trong-vai-gio-a608516.html