Những loại thực phẩm có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở bạn cần tránh xa khi lái xe

Những loại thực phẩm có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở khi ăn, bạn cần tránh xa khi lái xe nếu không sẽ cho kết quả dương tính.

Mức phạt nồng độ cồn được xác định dựa trên nồng độ cồn trong khí thở hoặc nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên, có những trường hợp dù không uống rượu bia nhưng trong hơi thở vẫn có nồng độ cồn do ăn uống một số thực phẩm. Dưới đây là những loại thực phẩm dễ sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở:
 
Sầu riêng: Loại quả này có hàm lượng đường rất lớn, chín nhanh, lên men nhanh. Men này gây ra cảm giác cay cay khi ăn nhưng được đánh giá tốt cho hệ tiêu hóa. Nhiều người lại có sở thích ăn khi sầu riêng lên men nhưng vô tình sinh ra cồn trong hơi thở.

thuc-pham-nong-do-con-1-1711846091.jpg
 

 Vải, nhãn: Đây cũng là hai loại quả dễ lên men nhất.
 
Món ăn nấu dạng sốt vang: Một số món ăn nấu với rượu vang, rượu mai quế lộ vô tình có thể còn cồn.
 
Ngoài ra còn nhiều loại hoa quả khác có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở như dứa, thanh long. Trong trường hợp vừa dùng những thực phẩm này, có thể đo được nồng độ cồn dù ở trị số rất nhỏ.

thuc-pham-nong-do-con-3-1711846179.jpg
Món sốt vang được nấu từ rượu cũng có khả năng khiến hơi thở của bạn có nồng độ cồn ngay sau khi ăn. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, một số người mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có nhiều nguy cơ phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Thời gian đào thải hết nồng độ cồn trong vòng khoảng 15-30 phút tùy lượng bạn ăn.
 
Mặc dù việc ăn những thực phẩm này không ảnh hưởng đến điều khiển phương tiện giao thông nhưng vẫn khiến hơi thở có nồng độ cồn.
 
Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở
 
- Uống thuốc giải rượu
 
- Dùng xịt thơm miệng
 
- Nhai kẹo cao su
 
- Nên thở gấp, nín thở, vận động mạnh trước khi thổi
 
- Đánh răng và súc miệng nước muối
 
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe máy
 
- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
 
- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
 
- Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)
 
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với ô tô
 
- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
 
- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
 
- Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Xem thêm: 2 đối tượng được nâng mức hưởng BHYT 80% lên 100% từ tháng 4/2024

Minh Khuê (t/h)