Từ ngày 1-1-2024 - 30-6-2024, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (6 tháng lương cơ sở) được hưởng các quyền lợi BHYT 5 năm liên tục.
Bên cạnh đó, người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế có chi phí cho một lần dưới 270.000 đồng thì được BHYT chi trả 100%, người bệnh được khám chữa bệnh miễn phí.
Dự kiến từ ngày 1-7-2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương công chức, trong đó có nội dung bãi bỏ lương cơ sở.
Như đã đề cập, điều kiện tính hưởng BHYT 5 năm liên tục hiện nay có căn cứ vào mức lương cơ sở. Nếu thực hiện bỏ lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 thì điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục sẽ dựa theo căn cứ nào?
Về vấn đề này, tại khoản 13 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi Luật BHYT có đề cập như sau:
"13. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
1. Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ BHYT hanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
... d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn mức quy định của Chính phủ, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;..."
Như vậy, theo đề xuất trên, số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm sẽ không còn tính theo lương cơ sở mà sẽ tính theo mức do Chính phủ quy định.
Có thể thấy, việc cải cách tiền lương công chức cũng có sự tác động đến điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục.
Từ ngày 1/1/2024 - 30/6/2024, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (6 tháng lương cơ sở) được hưởng các quyền lợi BHYT 5 năm liên tục.
Tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định về điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục như sau:
Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 Luật Bảo hiểm y tế thì được quỹ BHYT hanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Xem thêm: 8 thay đổi về tiền lương của giáo viên từ 1/7 sau cải cách tiền lương
Minh Khue (t/h)