8 thay đổi về tiền lương của giáo viên từ 1/7 sau cải cách tiền lương 

Mức lương nhà giáo sẽ được ưu tiên xét theo thang và bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, sẽ có nhiều thay đổi về tiền lương sau khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024.

Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào 2/3 mới đây, Quyền vụ trưởng Vụ Tiền lương Nguyễn Bích Thu (Bộ Nội vụ) cho biết trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành nghị định về chế độ tiền lương đối với các cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Quốc hội sẽ có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, HĐND cấp tỉnh và cấp huyện, tòa án, viện kiểm sát, kiểm toán Nhà nước. Bên Đảng sẽ có quyết định của Ban Bí thư về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Bộ Nội vụ cũng sẽ ban hành 10 thông tư nhằm hướng dẫn triển khai, đảm bảo đúng theo tiến độ và kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ ban hành. 

Hiện những công việc về chính sách tiền lương, hiện đang được các cơ quan, ban ngành tiến hành khẩn trương, áp dụng từ thời điểm 1/7/2024.

8 điểm mới về cải cách từ 1/7 mà các giáo viên nên biết

1. Giáo viên hưởng lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ 

Trừ đối tượng là sĩ quan quân đội, công an... viên chức tùy theo vị trí việc làm, nhiệm vụ đang đảm nhận, sẽ được hưởng 1 trong 2 bảng lương sau: 

- Bảng lương chức vụ áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

- Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương. 
Đối với giáo viên, nhân viên trường học... trừ bảo vệ, tạp vụ sẽ vẫn được xếp vào bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với nhiều bậc lương khác nhau, sẽ chuyển từ lương hiện lãnh sang lương mới. 

2. Mức phụ cấp của giáo viên sẽ có thay đổi

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, sẽ có 8 phụ cấp trong tiền lương mới mà các giáo viên sẽ được hưởng khi tiến hành cải cách tiền lương, gồm: 

+ Phụ cấp kiêm nhiệm

+ Phụ cấp thâm niên vượt khung 

+ Phụ cấp khu vực

+ Phụ cấp trách nhiệm công việc

+ Phụ cấp lưu động 

+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề

+ Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn

+ Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Tăng lương sau cải cách tiền lương

muc-luong-giao-vien-1709885711.jpg
Tiền lương của giáo viên sẽ có nhiều thay đổi sau khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024.

Từ năm 2025, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân 7%/năm. Điều này đồng nghĩa với việc sau khi thực hiện cải cách tiền lương với bảng lương mới, mức lương sẽ tăng hơn so với quy định hiện hành.

4. Thay đổi mức tiền cho các danh hiệu thi đua, khen thưởng

Theo Luật Giáo dục 2022 có hiệu lực từ 1/1/2024, số tiền cho các danh hiệu thi đua, khen thưởng được quy định trong Nghị định 98/2023/NĐ-CP tính theo công thức: 

Hệ số x Mức lương cơ sở.

Tuy nhiên, từ cải cách tiền lương tới đây, sẽ không còn mức lương cơ sở nên sẽ có những thay đổi về quy định về mức tiền khen thưởng cho các danh hiệu thi đua, khen thưởng tỏng thời gian tới. 

5. Cán bộ quản lý được hưởng trợ cấp, phụ cấp như thế nào?

Thời điểm hiện tại, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn được hưởng mức phụ cấp chức vụ hàng tháng bằng hệ số phụ cấp chức vụ x mức lương cơ sở.
Tuy nhiên, từ 1/7, sẽ không còn mức lương cơ sở nên thời gian tới sẽ có những điều chỉnh về chế độ cho những người giữ chức vụ cán bộ quản lý trường học.

6. Tăng mức đóng BHXH 

Theo Điểm C khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định, các cán bộ, công chức, viên chức là những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 

Cụ thể, công chức, viên chức đều là những người hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nên theo khoản 1 Điều 89 Luật BHXH 2014, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hàng tháng được xác định bằng: 

Tiền lương theo ngạch/bậc + Các khoản phụ cấp chức vụ/phụ cấp thâm niên vượt khung/phụ cấp thâm niên nghề nếu có.

Trong đó: Tiền lương theo ngạch/bậc = Hệ số lương x Mức lương cơ sở

Mức lương tháng đóng BHXH tối đa của công chức, viên chức = 20 x Mức lương cơ sở

muc-luong-giao-vien2-1709885711.jpg
Sẽ có 8 thay đổi liên quan đến mức lương giáo viên sau khi cải cách tiền lương.

7. Dự kiến sẽ tăng lương hưu cho người nghỉ hưu

Không chỉ tăng lương và cải cách tiền lương, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH...

Theo đó, mức lương hưu có thể tăng lên 15% nếu mức lương của các cán bộ công chức viên chức tăng 23,5%.

8. Lương giáo viên có thể xếp cao nhất trong đơn vị hành chính sự nghiệp 

Nghị quyết 29/NQ-TW cho biết lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán. 

Do đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT rà soát lại các quy định về tiền lương, đặc biệt là tiền lương mới và các phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.

Xem thêm: Cải cách tiền lương từ 1/7/2024, 2 nhóm đối tượng được hưởng lương cao hơn mặt bằng chung