Nghiên cứu cho thấy, 85% trẻ em trước tuổi 12 não chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị thôi miên. Nói cách khác, trẻ trước 12 tuổi rất dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người lớn, bạn nói họ thế nào, trẻ sẽ phát triển theo hướng đó.
Trong tâm lý học, có một thuật ngữ chuyên môn gọi là "Hiệu ứng gấu trắng". Đó là khi có người liên tục nhắc nhở bạn không nên tưởng tượng đến một con gấu trắng, nhưng càng nhắc nhở, hình ảnh con gấu trắng trong tâm trí bạn càng trở nên rõ ràng.
Vì vậy, những lời nói gợi ý tích cực sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cuộc sống của trẻ, đặc biệt là những gợi ý tích cực từ những người thân gần gũi như cha mẹ, thầy cô, bạn bè có thể kích thích năng lượng tích cực của trẻ, tăng cường lòng tự tin và khiến trẻ yêu bản thân hơn.
Vậy làm thế nào để gợi ý trẻ một cách tích cực?
Chỉ bằng cách gieo hạt giống thành công vào trái tim trẻ thơ thì những bông hoa thành công sẽ nở rộ và kết trái.
Hầu hết những đứa trẻ có xuất phát điểm giống nhau, không có tài năng và cần học hỏi liên tục, chăm chỉ để đạt được thành công. Trong quá trình học tập và làm việc chăm chỉ này, sự động viên của cha mẹ là rất quan trọng.
Bạn có thể nói với con rằng chúng ta không thể về đích chỉ trong một bước, nhưng nếu chúng ta quyết tâm chạy mỗi ngày, hôm nay nhiều hơn hôm qua thì vạch đích sẽ càng đến gần hơn.
Mục đích của sự khích lệ không phải là giúp trẻ về đích nhanh chóng mà là để rèn luyện sự tự tin cho trẻ: hãy cứ làm những gì mình thích và bố/mẹ tin rằng con có thể làm được.
Trẻ em cần được động viên, cũng như cây cần được tưới nước. Nếu không có sự động viên, trẻ không thể tồn tại. Bởi vì sau khi một đứa trẻ được sinh ra, ngoại trừ một số khả năng bẩm sinh nhỏ như ngủ, hầu hết các khả năng đều cần phải được rèn luyện. Quá trình học tập có thể gặp nhiều trở ngại. Nếu không có ai ở bên cạnh thường xuyên động viên, trẻ có thể đi được nửa đường rồi bỏ cuộc.
Khi động viên con, cha mẹ có thể tham khảo những lời sau:
1. Bố/mẹ tin con có thể làm được: Khuyến khích trẻ tin vào khả năng của mình và kích thích sự tự tin của trẻ.
2. Mẹ yêu con dù thế nào đi nữa: Hãy thể hiện tình yêu thương vô điều kiện và để trẻ biết rằng giá trị của chúng không phụ thuộc vào điểm số hay hành vi, dù chúng có làm tốt đến đâu, cha mẹ cũng sẽ ủng hộ chúng vô điều kiện.
3. Con là một đứa trẻ tuyệt vời: Hãy khẳng định những điểm mạnh, tài năng và nỗ lực của con bạn và khiến chúng cảm thấy được trân trọng và yêu mến.
4. Suy nghĩ của con rất quan trọng: Khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm và ý tưởng của mình để trẻ cảm thấy tiếng nói của mình được lắng nghe và tôn trọng.
5. Thất bại không có nghĩa là con không giỏi mà chỉ là con chưa tìm ra con đường đúng: Hãy dạy trẻ lạc quan khi đối mặt với những trở ngại, thất bại, đồng thời khuyến khích trẻ tiếp tục chăm chỉ và tìm ra giải pháp cho vấn đề.
6. Mỗi người đều có những tài năng và thế mạnh riêng: Nhắc nhở trẻ rằng mỗi người là duy nhất và những điểm mạnh và tài năng cá nhân khiến họ trở nên độc đáo.
7. Con đã làm rất tốt! Mẹ tự hào về con: Ghi nhận những nỗ lực và thành tích của con bạn để chúng cảm thấy được công nhận và đánh giá cao.
Nhiều khi không phải con chưa ngoan mà là chúng ta luôn nhìn con bằng ánh mắt chỉ trích, chê bai, xóa bỏ những ưu điểm của con.
Cuốn truyện tranh "Nếu tôi là người lớn" mô tả suy nghĩ của một đứa trẻ như thế này: "Bất cứ đứa trẻ nào cũng biết điều này, ngay cả một đứa trẻ còn rất nhỏ.
Trở thành một kẻ gây rối còn vui hơn nhiều so với việc trở thành một đứa trẻ ngoan! Lúc nào cũng là một đứa trẻ ngoan thì rất nhàm chán và mệt mỏi.
Người lớn luôn nói: "Đừng gây rắc rối! Hãy làm theo lời tôi!"
Người lớn có thể mặc bất cứ thứ gì họ thích;
Nếu nghe thấy tiếng chuông báo cháy, họ có thể nhoài người ra ngoài cửa sổ mà không do dự.
Nếu họ cảm thấy nóng, họ luôn có thể uống nước;
Họ không cần phải đi ngủ khi chương trình truyền hình đang hấp dẫn.
Người lớn có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, nhưng trẻ con chỉ có thể làm theo những gì người lớn bảo".
Vì vậy, khi bạn luôn để con làm những việc bé không thích, trẻ sẽ nổi loạn chống lại bạn. Khi bạn luôn nhìn trẻ bằng con mắt phê phán, trẻ sẽ không có bất kỳ điểm tích cực nào trong mắt bạn.
Ví dụ, có một người mẹ luôn phàn nàn rằng con mình không chú ý khi chơi piano, chơi một năm vẫn chỉ biết một vài bản nhạc và vẫn đàn sai. Sau này, khi nói chuyện thẳng thắn với con, cô phát hiện ra con mình không hề thích chơi piano mà chỉ thích vẽ. Đứa trẻ miễn cưỡng chơi piano vì bị mẹ ép. Ngày hôm sau, người mẹ dẹp cây đàn đi, để đứa trẻ họ vẽ tranh. Năm sau, tác phẩm của con đã đoạt giải nhất một cuộc thi.
Khi trẻ mắc lỗi, chắc chắn chúng ta sẽ chỉ trích trẻ, nhưng những lời này thường là buộc tội và giáo huấn, không phải để trẻ học hỏi và phát triển từ đó. Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ có cách mắng trẻ mới nhớ, nhưng sự thực là mắng mỏ không làm cho chúng nhớ bài học, mà là nhớ khuôn mặt hống hách của cha mẹ.
Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi, chúng ta không nên vội chỉ trích trẻ, cũng không nên vội giải thích sự thật cho trẻ mà trước tiên phải thông cảm với trẻ: “Mẹ (bố) biết con không làm như vậy”, "Con đã làm đúng một việc nên vô tình phạm sai lầm"...
Trước tiên hãy đồng cảm với cảm xúc của trẻ, xoa dịu nó. Lúc này, bạn có thể nói cho trẻ biết sự thật, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận và trưởng thành từ đó.
Nuôi dưỡng con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng, và mục đích của việc giáo dục cũng không phải là để trẻ không mắc lỗi hoặc ít mắc lỗi. Chỉ khi nói chuyện với con cái một cách đúng đắn, trẻ mới trưởng thành tốt hơn.
Xem thêm: 4 món phụ nữ nên ăn vào 'kỳ đèn đỏ' giúp giải độc đẹp da, giảm cân
Bảo Linh (Theo QQ)
Bảo Linh (Theo QQ)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/tre-em-thich-nghe-nhung-loi-nay-tu-cha-me-nhat-ban-cang-noi-nhieu-con-cang-ngoan-a607791.html