Biết chồng có con riêng, tôi quyết ly hôn nhưng khi gặp đứa trẻ, tôi bật khóc ân hận

Tôi đã rất tổn thương khi nghĩ chồng phản bội mình.

Khi đã may mắn được sinh ra trong thế giới này, tôi nghĩ mọi đứa trẻ đều xứng đáng được lớn lên trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bố mẹ. Nhưng sự thật cuộc sống đã chứng minh, không phải đứa trẻ nào cũng may mắn có được điều đó.

Tôi kết hôn đã được 2 năm và hiện tại chỉ mới có một cô con gái. Chồng mở công ty riêng, nên điều kiện sống của gia đình tôi khá tốt. Ông xã là người tình cảm, cưng chiều và yêu thương vợ con, cuộc sống hôn nhân của tôi bây giờ có thể được ví bằng 3 chữ “rất viên mãn”.

Mãi cho đến hơn 1 tháng nay, tôi bất ngờ phát hiện chồng có những hành động lạ như thường xuyên tăng ca, đi sớm về khuya, có hôm còn đi công tác mấy ngày liền. Một buổi tối trong lúc chồng đang đi tắm, tôi lén kiểm tra điện thoại của anh thì tá hỏa thấy số điện thoại rất hay liên lạc với chồng. 

Ảnh minh hoạ

Chần chừ một lúc, tôi quyết định gọi vào số máy trên thì giật mình khi nghe đầu dây bên kia là giọng của một đứa trẻ, điều làm tôi càng thót tim hơn khi câu đầu tiên thằng bé nói là “bố ơi, bố về chưa”. Tôi hoang mang cứ tưởng mình nhầm lẫn, nhưng vì sợ chồng phát hiện nên chưa kịp điều tra gì thì tôi đã cúp máy.

Cả đêm đó tôi không tài nào chợp mắt được, cuối cùng vì không thể chịu đựng được nữa, tôi đã lén đi theo chồng và quả thực giác quan của tôi chả lệch chút nào. Hoá ra, chồng có con riêng bên ngoài nhưng bấy lâu nay lại giấu giếm, lừa dối vợ. Biết được sự thật, tôi đã rất tổn thương, tức giận và quyết ly hôn người đàn ông “tệ bạc” này.

Tuy nhiên, cho đến khi chồng đưa đứa trẻ về nhà, ngay lần đầu nhìn thấy thằng bé, tôi không biết bản thân nên vui hay buồn. Tôi từng không tin vào duyên số, nhưng thứ đó lại đến với mình ngay lúc này. Đứa trẻ mà vài tháng trước đã cứu tôi khỏi tay tử thần, khi tôi gặp sự cố trong một trung tâm thương mại ấy vậy mà là nó - con riêng của chồng. Vì thằng bé đã cứu tôi nên tôi có ấn tượng cực kỳ tốt, xem đứa trẻ như ân nhân của mình. 

Chồng tôi lúc này mới thành thật kể, anh chưa bao giờ phản bội gia đình, cũng không “chán cơm thèm phở” hay dây dưa với người yêu cũ gì cả. Đó chỉ là những thứ mà tôi tự suy diễn mà thôi, còn thực ra thằng bé được chồng tôi nhận nuôi gần đây. Theo anh ấy chia sẻ, nhóc tỳ là con của một người bạn thân, cũng là tri kỷ của anh, nhưng từ xưa đến nay gia đình người bạn thân sống ở nước ngoài. Trước đây, nhờ có sự giúp đỡ của bạn rất nhiều mà chồng tôi mới mở được công ty riêng, và có sự nghiệp thành công như hôm nay.

Tuy nhiên, người bạn thân lại không may mắn khi chồng cô vừa qua đời do cơn bạo bệnh. Ở nước ngoài không nơi nương tựa, cô ấy đành đưa con trai về quê sống. Thương cho hoàn cảnh đứa trẻ còn nhỏ đã thiếu sự đồng hành của người bố, không có được một gia đình trọn vẹn nên chồng tôi đã chủ động bày tỏ nguyện vọng với cô bạn thân về việc nhận thằng bé làm con nuôi. Đây cũng coi như là một món quà đáp trả ân tình mà ngày xưa cô bạn thân đã “hết lòng hết dạ” giúp chồng tôi vượt qua khó khăn trong khoảng thời gian đầu khởi nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Biết được đầu đuôi câu chuyện, tôi như thở phào nhẹ nhõm. Thực ra trong tình huống này, nếu như chồng mở lời với tôi ngay từ ban đầu, tôi cũng sẽ không gây khó dễ cho anh. Nếu anh nợ ân tình và muốn trả ơn, thì tôi cũng vậy. Anh nhận sự giúp đỡ từ mẹ đứa trẻ, còn tôi thì nhận được từ chính thằng bé. Vậy nên chẳng có lý do gì để tôi từ chối, hay phản đối việc anh nhận con nuôi.

Một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện và tốt tính như thế, tôi tin rằng cô bạn thân của chồng đã nuôi dạy con rất tốt. Thằng bé xứng đáng có được tình yêu thương, sự nuôi dưỡng từ một gia đình trọn vẹn. Và dĩ nhiên, tôi không hy vọng đứa trẻ vì nỗi đau mất bố, khuyết đi sự đồng hành của bố mà đánh mất đi những giá trị “lấp lánh” mà con đang có ở hiện tại. Là một người mẹ, tôi hiểu rất rõ, và cũng nhận thức được sâu sắc, sự khác nhau trên con đường trưởng thành của một đứa trẻ có đầy đủ bố mẹ và một đứa trẻ mất đi 1 trong 2.

Tâm sự từ độc giả thuhuong9x…@gmail.com 

Sự khác nhau trên con đường trưởng thành của một đứa trẻ có đầy đủ bố mẹ, và một đứa trẻ mất đi một trong hai có thể ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng.

1. Tình cảm và hỗ trợ tinh thần: Đứa trẻ lớn lên trong môi trường có đầy đủ bố mẹ thường nhận được sự yêu thương, hỗ trợ và định hướng từ cả hai phía. Điều này giúp trẻ phát triển sự tự tin và cảm giác an toàn. Ngược lại, đứa trẻ mất đi một trong hai sẽ có thể cảm thấy thiếu thốn về mặt tình cảm, điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, lo âu và khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ xã hội.

2. Kinh tế và cơ hội: Gia đình có đầy đủ bố mẹ thường có khả năng tài chính tốt hơn, từ đó tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận giáo dục và các cơ hội phát triển khác. Trong khi đó, đứa trẻ mất đi một trong hai có thể phải đối mặt với áp lực tài chính và thiếu thốn về nguồn lực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cơ hội học tập của chúng.

3. Phát triển kỹ năng sống: Trẻ em có cả bố và mẹ thường học được nhiều kỹ năng sống từ cả hai, từ cách đối phó với tình huống đến việc giải quyết mâu thuẫn. Đứa trẻ mất đi một trong hai có thể thiếu đi những bài học quan trọng này, dẫn đến việc phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc không đầy đủ.

4. Tâm lý và nhận thức về bản thân: Đứa trẻ có đủ bố mẹ thường có xu hướng phát triển cái nhìn tích cực về bản thân, nhờ vào sự khích lệ và động viên từ cả hai. Trong khi đó, đứa trẻ mất đi một trong hai có thể phát triển cảm giác thiếu tự tin và thậm chí tự trách mình về tình trạng gia đình, ảnh hưởng đến sự hình thành bản sắc cá nhân.

TRANG TRI