Hầu hết trong một gia đình, bố hoặc mẹ sẽ là người ra ngoài kiếm tiền, người còn lại tập trung vun vén và chăm lo cho con cái. Tuy nhiên, điều này trở nên khó khăn với những gia đình đơn thân nuôi con khi họ vừa có gánh nặng cơm áo gạo tiền lẫn chăm sóc con.
Không còn cách nào khác, nhiều bậc cha mẹ đã phải để con ở nhà một mình và ra ngoài kiếm tiền. Để rồi sự thiếu vắng bố mẹ chính là nỗi đau ám ảnh nhất trong cuộc đời mỗi đứa trẻ.
Mới đây, một ông bố đơn thân họ Han, 30 tuổi ở Từ Châu (Giang Tô, Trung Quốc) đã lấy nước mắt của mọi người khi chia sẻ câu chuyện của bản thân mình.
Ảnh minh họa
Anh cho biết, khi con trai 1,5 tuổi thì vợ chồng anh ly hôn. Con trai ở với bố và cuộc sống rất khó khăn.
Áp lực cuộc sống khiến anh Han buộc phải thường xuyên ra ngoài đi làm từ rất sớm và trở về nhà khi đã nửa đêm, ít có thời gian dành cho con trai.
Gần đây anh Han phải nhờ bạn bè đón con trai từ trường về, nấu bữa tối và chăm sóc đứa trẻ đến 6 đến 7 giờ tối, sau đó họ sẽ đưa đứa trẻ về nhà. May mắn thay, con trai anh rất ngoan ngoãn, ngày nào cũng tự tắm rửa và đi ngủ. "Đứa trẻ thường nói: 'Bố ơi, bố đi làm đi, con tự ở nhà được, bố về sớm nhé'." - ông bố đơn thân kể.
Đứa trẻ hiểu chuyện khiến anh đau lòng.
Để an tâm hơn mỗi khi ra ngoài đi làm, anh Han đã lắp 1 chiếc camera giám sát trong phòng ngủ của con. Hôm đó, khoảng 1h sáng anh đi làm trở về nhà. Vừa mở cửa thì thấy con trai mặc đồ ngủ lao ra từ phòng ngủ của bé. Đứa trẻ ôm chặt lấy bố và khóc.
Sau khi dỗ con trai ngủ, anh Han đã xem lại camera giám sát để tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra trước đó. Những gì được camera giám sát ghi lại đã khiến bố đơn thân rơi nước mắt, ám ảnh cả đời không thể quên. Theo đó, đứa trẻ dường như đã gặp một cơn ác mộng, khóc trong lúc ngủ. Sau đó cậu bé tỉnh dậy và tiếp tục khóc.
Đứa trẻ thức giấc giữa đêm và hoảng loạn vì không thấy bố bên cạnh.
Chưa thấy bố về, bé trai hoảng sợ và khóc lớn hơn. Vừa khóc, cậu bé vừa hét lớn "Có ai ôm con ngủ không?".
Người cha buồn bã chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội, nhận về rất nhiều sự đồng cảm, lời an ủi từ mọi gười.
Thực tế trong cuộc sống mỗi ngày có hàng trăm, hàng nghìn những cảnh sống đơn thân đầy vất vả của cha mẹ giống như trường hợp của anh Han. Tuy nhiên việc để con ở nhà để đi làm cũng là lựa chọn cuối cùng buộc họ phải làm để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và cho con.
Song bên cạnh đó, điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro cho những đứa trẻ một mình trong căn nhà. Chính vì thế, các ông bố bà mẹ đơn thân lưu ý:
1. Đánh giá độ tuổi và trưởng thành của trẻ
Trẻ em ở độ tuổi khác nhau có khả năng tự chăm sóc bản thân khác nhau. Cha mẹ cần đánh giá xem con mình có đủ trưởng thành và tự tin để ở nhà một mình hay không. Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thường chưa đủ khả năng để tự xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc có thể cảm thấy sợ hãi khi ở nhà một mình.
2. Thiết lập quy tắc rõ ràng
Trước khi rời nhà, cha mẹ nên thiết lập một số quy tắc rõ ràng cho trẻ. Điều này bao gồm những việc trẻ cần làm trong thời gian ở nhà, như không mở cửa cho người lạ, không sử dụng các thiết bị nguy hiểm, và cách liên lạc với cha mẹ khi cần thiết.
3. Tạo môi trường an toàn
Cha mẹ cần chắc chắn rằng ngôi nhà được chuẩn bị an toàn cho trẻ. Điều này bao gồm việc khóa cửa sổ, giữ các vật dụng nguy hiểm (như dao, hóa chất tẩy rửa) ra ngoài tầm tay trẻ, và đảm bảo rằng thiết bị điện an toàn. Ngoài ra, việc trang bị các thiết bị an toàn như camera giám sát có thể giúp cha mẹ theo dõi tình hình của trẻ từ xa.
4. Giới thiệu trẻ với hàng xóm
Cha mẹ nên giới thiệu trẻ với hàng xóm hoặc những người tin cậy trong khu vực. Điều này giúp trẻ có thêm những người hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp và cũng tạo cảm giác an toàn hơn khi có người lớn xung quanh.
5. Thảo luận về tình huống khẩn cấp
Cha mẹ nên dạy trẻ cách xử lý các tình huống khẩn cấp, như cách gọi điện cho cha mẹ khi cần hoặc cách gọi cứu hộ nếu có sự cố xảy ra. Thảo luận về các tình huống có thể xảy ra và cách phản ứng sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi ở nhà một mình.
6. Liên lạc thường xuyên
Cha mẹ nên giữ liên lạc thường xuyên với trẻ trong suốt thời gian làm việc. Việc này không chỉ giúp trẻ cảm thấy an tâm mà còn giúp cha mẹ nắm bắt được tình hình của con. Một cuộc gọi ngắn hoặc tin nhắn có thể tạo ra sự kết nối và an tâm cho cả hai bên.
7. Khuyến khích hoạt động bổ ích
Cha mẹ có thể chuẩn bị một số hoạt động thú vị cho trẻ làm trong thời gian ở nhà, như đọc sách, xem phim giáo dục hoặc thực hiện các trò chơi sáng tạo. Việc này không chỉ giúp trẻ không cảm thấy buồn chán mà còn phát triển kỹ năng và sự sáng tạo.