Có gái ở Hà Nội hốt hoảng khi thấy vật thể lạ trong quần nhỏ, "thủ phạm" là từ kiểu ăn sáng nhiều người thích

CTV
Có gái Hà Nội hốt hoảng khi thấy vật thể lạ trong quần lót, nguyên nhân do thói quen nhiều người làm vào buổi sáng

Nguyễn Thị Hương (25 tuổi, ở Hà Nội) có thói quen ăn phở bò tái vào buổi sáng vì cho rằng ăn như vậy thịt bò vừa mềm, vừa ngọt, vừa nhiều dinh dưỡng. Hương chia sẻ, một tuần cô có thể ăn đến 4 bữa sáng phở bò mà không thấy chán.

Sau thời gian dài ăn theo thói quen này, mới đây Hương hốt hoảng khi phát hiện đồ lót của mình có vật thể lạ giống những đoạn dây trắng có hình sơ mít và vẫn ngọ nguậy. Khi đi đại tiện, cô cũng thấy những vật thể lạ này trong phân. Lo lắng, cô gái trẻ đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám. Xét nghiệm phân xác định bệnh nhân có đốt sán và cả trứng sán dây nên bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc điều trị.

Thói quen ăn phở bò tái gây nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. (Ảnh minh họa)

PGS.TS. Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh Trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, có 2 loại sán dây thường gặp là sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh nhân bị nhiễm sán dây bò thi thoảng sẽ thấy đốt sán bò ra ngoài qua đường hậu môn hoặc theo phân.

Theo bác sĩ Dũng, những con sán dây có thể sống nhiều năm (tới 25 năm) trong cơ thể người. Chiều dài của sán dây bò trưởng thành lên tới 4-12 mét. Mỗi đốt già khi rụng ra ngoài có khoảng 50.000 trứng sán bên trong.

“Chu trình hình thành của sán dây bò thường là: Đốt sán già chui ra khỏi hậu môn người, vỡ ra và giải phóng hàng trăm ngàn trứng sán ra môi trường. Trâu, bò ăn phải trứng sán từ môi trường, trứng sán vào ruột nở ra ấu trùng và ấu trùng xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim. Ấu trùng theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “bò gạo”.

Do vậy, mọi người nhiễm sán là do có thói quen thích ăn thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín. Những người nhiễm sán dây bò là do thói quen ăn thịt bò có nhiễm nang sán chưa được nấu chín. Ăn lẩu bò hoặc phở bò, nước lẩu không đủ sôi, thịt chưa chín kỹ cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới sán vào cơ thể. Các món bò tái cuốn lá cải, bò tái chanh… đều không tiêu diệt được sán bởi nước chanh sẽ không giúp diệt ấu trùng sán bên trong thịt.

Bệnh sán dây bò là một bệnh rất dễ mắc phải, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động do thói quen ăn uống và để lại cảm giác ghê sợ, nặng nề, phiền toái khi mắc bệnh. Để phòng bệnh người dân không ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm sán và nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.