Con gái dậy thì ngoại hình quá đẹp, mẹ dọn giường tìm thấy một thứ dưới gối thì mất bình tĩnh

Tôi định đánh cho con bé một trận nhưng nghĩ lại thì đó không phải là phương pháp hay.

Chồng mất trong một vụ tai nạn xe cách đây 7 năm, tôi làm mẹ đơn thân một mình nuôi dạy con gái từng đó năm. Con gái tôi năm nay lên 13 tuổi nhưng bé phát triển sớm hơn bạn đồng lứa. Con thừa hưởng nét đẹp từ bố nên cũng được coi là có gương mặt xinh xắn, vóc dáng đẹp.

Đang ở lứa tuổi dậy thì nên bé cũng thích ăn diện một chút theo bạn bè. Vậy nhưng tôi luôn nhắc nhở con mọi thứ đều vừa phải để không bị mọi người bàn ra tán vào. Vậy nhưng tôi lại không ngờ chuyện này xảy ra với con quá sớm, đứa trẻ mới 13 tuổi và tôi đã quá xem thường.

Ảnh minh họa

Tôi chạy xe dịch vụ nên giờ giấc không cố định. Có khi chỉ làm ban ngày nhưng khi có khách quen gọi thì thường làm cả tối. Mỗi ngày như thế tôi thường chuẩn bị cơm nước, dặn con ăn uống trước, học bài và đi ngủ. Vậy nên có những hôm tôi ra ngoài từ sáng sớm khi con chưa thức dậy và trở về nhà khi con đã ngủ. Hai mẹ con ít có dịp trò chuyện với nhau hơn.

Tôi không nghĩ đó chính là lỗ hổng trong việc giáo dục con cái vì vẫn thấy con có thành tích học tập tốt mang về cho mình. Chỉ vào một nọ, tôi vô tình phát hiện ra dưới gối giường con gái nằm có một bức thư tay. Mở ra đọc, tôi bàng hoàng khi đó là thư tình mà một người bạn trai gửi cho con gái của mình.

Nếu đó chỉ là bạn trai thông thường ở trường thì tôi đã chẳng bận tâm vì tuổi học trò kiểu gì chả có "tình yêu trẻ con". Vậy nhưng qua cách viết thư, tôi biết được đối phương của con gái lại là một chàng trai quen qua mạng. Thằng bé đó không chỉ tỏ tình với con gái tôi mà còn lên kế hoạch đặt vé cho con gái tôi đến thăm nó cách đó cả mấy trăm cây số. Đọc hoàn toàn bức thư, tôi mất bình tĩnh mang ngay ra hỏi con gái:

- Con nói cho mẹ biết, thằng này là thằng nào? Tại sao nó lại chỉ dẫn cho con cách đặt vé để đến gặp nó?

Ảnh minh họa

Con gái bị mẹ bắt quả tang nên vô cùng sợ hãi, trả lời lí nhí:

- Mẹ bình tĩnh nghe con nói đã. Đây chỉ là một người bạn con quen qua mạng thôi nhưng con chưa làm gì cả. Con đã nhiều lần từ chối nhưng bạn ấy cứ chủ động liên hệ với con, nhắn tin không được bạn ấy đã viết thư tay và gửi đến cho con. Con mới chỉ đọc thôi chứ chưa làm gì cả vì con cũng sợ lắm.

Nghe con gái nói thế, tôi bắt đầu thấy nhẹ nhõm hơn, bắt đầu hạ giọng:

- Con làm thế là đúng đó, con có biết mẹ đã rất lo lắng khi đọc được những dòng chữ trong thư không. Chắc chắn đây không phải là một người bạn tốt và con cần phải tránh xa.

- Vâng ạ, con biết mà, con cũng không hồi âm lại cho bạn ấy vì con không muốn.

Ảnh minh họa

- Được thôi, con hãy cho mẹ số điện thoại liên lạc với thằng bé đó để mẹ giúp con. Nếu nó thực sự là người xấu thì chúng ta cần phải kiên quyết hơn, còn nếu đó cũng chỉ là một cậu học sinh thông thường thì mẹ cũng phải cho nó thấy được sự nghiêm khắc của mình. Còn việc của con bây giờ là phải tập trung vào việc học và cũng đừng điệu đà quá làm gì, tuổi này chưa cần thiết.

- Vâng ạ, con nhớ rồi.

Con gái đã làm cho tôi một phen hú hồn. Thiết nghĩ nếu con gái tôi mà không cảnh giác thì có lẽ đã sớm rơi vào tay kẻ xấu. Tôi cũng có lỗi khi không theo sát con.

Tâm sự từ độc giả haian...

Sau khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, ngoài việc học tập, vấn đề tình cảm bắt đầu thu hút sự chú ý của bố mẹ, đặc biệt là hiện tượng “yêu sớm” khiến nhiều phụ huynh bối rối, thậm chí là lo lắng.

Bé gái có hai đặc điểm này dễ "yêu sớm"?

Trẻ có ngoại hình thu hút và tính cách hài hước

Nhiều trẻ có ngoại hình nổi bật, thu hút, cùng với tính cách vui vẻ và hài hước, dễ dàng trở thành tâm điểm chú ý của lớp.

Trẻ thường có sự tự tin trong giao tiếp, biết cách tạo ra những câu chuyện dí dỏm và làm cho mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái. Sự tự tin này không chỉ giúp trẻ dễ dàng kết nối với bạn bè mà còn tạo ra một môi trường tích cực.

Theo góc nhìn từ chuyên gia, khi thu hút nhiều bạn bè, khả năng yêu sớm cũng sẽ tăng lên. Những trẻ có sức hút tự nhiên thường được bạn bè chú ý và ngưỡng mộ.

Việc trải nghiệm tình cảm đầu tiên này có thể rất thú vị nhưng cũng đầy thách thức, khi trẻ bắt đầu tìm hiểu về sự gần gũi và tình bạn thân thiết. 

Trẻ hướng ngoại, vui vẻ và tràn đầy năng lượng tích cực

Sự cởi mở và thân thiện của trẻ khiến cho việc kết nối với bạn bè trở nên dễ dàng hơn, và điều này có thể dẫn đến những mối quan hệ tình cảm phức tạp. Thanh thiếu niên rất tò mò về người khác giới, và những cô gái có tính cách vui vẻ thường thu hút được nhiều sự chú ý hơn từ các chàng trai.

Trẻ ngưỡng mộ vì sự hoạt bát, khả năng tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ và đáng nhớ, điều này khiến trở thành trung tâm của sự chú ý trong nhóm.

Sự phát triển cảm xúc trong giai đoạn này không chỉ là việc tìm hiểu về tình yêu, mà còn là việc khám phá bản thân và những mong muốn, nhu cầu.

Tuy nhiên, việc yêu sớm cũng có thể mang lại những thách thức. Trẻ có thể cảm thấy áp lực từ gia đình, bạn bè, bản thân...

Vì vậy, việc có sự hỗ trợ từ gia đình là rất quan trọng,  hiểu rằng việc phát triển cảm xúc là một quá trình tự nhiên và không cần phải vội vã.

Vậy bố mẹ nên ứng xử thế nào với tình trạng yêu sớm của con?

Giao tiếp cởi mở để hiểu thế giới nội tâm của trẻ

Khi đối mặt với tình yêu sớm của con, phản ứng của bố mẹ rất quan trọng. Nhiều phụ huynh sẽ ngay lập tức phản đối, thậm chí can thiệp mạnh tay vì cho rằng ảnh hưởng đến việc học.

Tuy nhiên, phản ứng thái quá thường phản tác dụng, khiến trẻ càng che giấu cảm xúc, thậm chí phát triển tâm lý nổi loạn.

Do đó, bố mẹ nên thay đổi tư duy và giao tiếp cởi mở để hiểu thế giới riêng, tôn trọng nhu cầu cảm xúc.

Mẹ có thể thảo luận các vấn đề tình cảm với trẻ thông qua giao tiếp hàng ngày, hiểu quan điểm về tình yêu, giúp trẻ hình thành suy nghĩ lành mạnh.

Bố mẹ nên nhẹ nhàng hướng dẫn, bày tỏ việc yêu ở giai đoạn học đường không hoàn toàn là điều xấu, nhưng ở độ tuổi mà việc học hành được ưu tiên hàng đầu, vấn đề tình cảm cần được cân nhắc.

Thông qua trò chuyện cởi mở, giúp củng cố mối quan hệ, trẻ cân bằng tâm trạng, cũng như giữa tình cảm và việc học.

Đặt ra ranh giới và quy tắc phù hợp

Ở tuổi vị thành niên, trẻ có xu hướng bốc đồng, cảm tính và dễ đưa ra những quyết định thiếu lý trí. Mặc dù bố mẹ nên tôn trọng nhu cầu tình cảm của con, nhưng cũng cần đặt ra những ranh giới rõ ràng.

Ví dụ, tình yêu không nên ảnh hưởng đến thời gian học tập và nghỉ ngơi. Phải duy trì một lượng thời gian học tập nhất định và vấn đề tình yêu cũng phải ở mức độ vừa phải.

Bằng cách đặt ra các quy tắc, nhằm đảm bảo trẻ duy trì tốt về mặt học tập nhưng vẫn không kìm hãm phát triển về mặt cảm xúc.

Chú ý đến trạng thái cảm xúc của trẻ

Bố mẹ nên chú ý tới trạng thái cảm xúc của trẻ. Nếu tình yêu sớm không ảnh hưởng rõ ràng đến việc học, trẻ có thể cân bằng việc học và mối quan hệ phù hợp, bố mẹ không nên lo lắng quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu kết quả học tập của trẻ giảm sút hoặc có vấn đề về cảm xúc vì tình yêu, bố mẹ nên can thiệp kịp thời.

Nhằm giúp trẻ phân biệt được tình cảm thực sự và những thôi thúc nhất thời, tránh bị tổn thương vì tình yêu sớm.

Hiểu được điều bình thường của tình yêu sớm

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, yêu sớm là vấn đề mà hầu như gia đình nào cũng gặp phải. Đây được xem là điều bình thường, vì trẻ đang trải qua giai đoạn khám phá và phát triển. 

Điều quan trọng là bố mẹ hướng dẫn đúng đắn, giúp trẻ duy trì quan điểm lành mạnh, hợp lý về tình yêu. 

Tôn trọng thế giới cảm xúc của trẻ 

Thái độ của bố mẹ đặc biệt quan trọng khi thảo luận vấn đề tình yêu với con. Bằng cách tôn trọng thế giới cảm xúc, hiểu được nhu cầu, sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Con đường trưởng thành của trẻ đều đầy thử thách và cơ hội. Vì vậy, bố mẹ nên tôn trọng, hiểu và hỗ trợ, giúp trẻ vượt qua giai đoạn này lành mạnh và lý trí.

THEO PHAN NGUYỄN (GHI)