Ngày nay trẻ gặp phải khá nhiều áp lực trong việc học tập bởi kiến thức rất nặng. Đó là lý do vì sao nhiều bậc phụ huynh cũng phải tham gia vào việc học cùng con.
Con trai ông Vương (Trung Quốc) là Tiểu Văn, hiện 9 tuổi, học lớp 3. Mỗi ngày, ông Vương chỉ thường kiểm tra bước cuối cùng khi con trai làm bài tập nên không mất quá nhiều thời gian vào buổi tối. Thế nhưng hôm nay, khi Tiểu Văn đi học về đã nói với bố rằng bài tập toán của con hôm nay hơi nặng khiến ông cảm thấy khá lo lắng.
Đứa trẻ trình bày cụ thể hơn "Bố ơi, bài tập về nhà không có nhiều nhưng bài tập này phức tạp. Cô giáo yêu cầu con đếm 10.000 hạt đậu nành rồi mang đến trường vào ngày mai". Nghe con trai nói, ông Vương cũng cảm thấy có phần chán nản và lạ lùng vì kiểu bài toán gì lại thủ công đến vậy. Tuy nhiên ông không nghĩ nhiều mà cố gắng giúp con trai hoàn thành.
Sau bữa ăn tối, ông Vương giục con trai mang đậu ra bắt đầu đếm. Mọi việc không hề dễ dàng như ông Vương nghĩ bởi đếm mãi mới được 1.000 hạt đậu mà đã 9h tối. Vậy nhưng thương con trai, cả hai vợ chồng ông Vương đều lao vào cùng con trai hoàn thành nốt bài tập. Khi 10.000 hạt đậu được đếm xong cũng là lúc đồng hồ điểm 1h sáng, cả gia đình đều mệt nhoài.
Mặc dù đã giúp con trai hoàn thành xong bài tập nhưng càng nằm xuống ông Vương lại càng thấy tức giận vì cô giáo đưa ra bài tập gì quá kì lạ khiến không chỉ con trai mà cả nhà đều rất vất vả, thậm chí còn không có thời gian tắm rửa. Nếu cô giáo còn tiếp tục đưa ra bài tập toán như thế này trong tương lai thì quả thực không ổn.
Ông Vương nghĩ rằng chắc chắn cô giáo là một người già cổ hủ, lạc hậu, có lối dạy cũ kĩ nên mới đưa ra bài tập vô lý như vậy. Do đó, sáng hôm sau ông Vương đã đưa con trai đến văn phòng nhà trường và yêu cầu được gặp cô giáo của con trai để xem cô ấy có đúng như anh nghĩ và hỏi cô về mục đích khi cô giao bài tập này cho học sinh là gì.
Thế nhưng giây phút cô giáo dạy Toán của con trai xuất hiện đã khiến ông bố ngẩn người một lúc bởi khác xa so với tưởng tượng của ông, cô giáo trẻ trung, xinh đẹp nên chắc chắn sẽ không có những phương pháp dạy cổ hủ, lạc hậu như ông nghĩ.
Bên cạnh đó, lời giải thích của cô giáo đã khiến ông Vương có phần xấu hổ.
Cô giáo nói: "Trước hết, tôi gửi lời xin lỗi tới anh và gia đình vì không nghĩ bài tập mình giao cho các con lại gây ảnh hưởng tới gia đình đến vậy. Mục đích tôi giao bài tập này về nhà cho các con không phải là để bắt các con phải đếm hạt đậu mà chính là rèn luyện khả năng tư duy và khả năng thích ứng của các con. Trẻ có thể dựa vào sự hướng dẫn của cha mẹ để suy nghĩ xem có cách nào nhanh hơn và thuận tiện hơn để hoàn thành bài tập về nhà này và đếm 10.000 hạt đậu trong thời gian ngắn hay không".
Ông Vương nghe xong liền cảm thấy mặt mình đỏ bừng, ông tự nghĩ, mặc dù ông cảm thấy bài tập này có gì đó không ổn, nhưng phân tích vấn đề từ góc độ của giáo viên thì dường như không có gì sai. Ông Vương gửi lời xin lỗi tới cô giáo và bày tỏ sự tin tưởng với phương châm giáo dục của cô.
Trên thực tế kiến thức mà các em học sinh được học ở thời hiện nay khác với thế hệ của phụ huynh nên trình độ đào tạo của giáo viên cũng được cập nhật, thay đổi liên tục, cha mẹ không nên nghi ngờ cách dạy của giáo viên. Tương tự như câu chuyện trên, thực chất không phải cô giáo muốn trẻ phải đếm hạt đậu mà là để mở mang tư duy của trẻ, để các em vận dụng trí óc và suy nghĩ nhiều hơn về các vấn đề.
Tuy nhiên, giáo viên dạy toán có thể chưa nói rõ cho học sinh hiểu ý mình, dẫn đến một số phụ huynh hiểu sai bài tập được giao. Ngoài ra, phụ huynh không liên lạc kịp thời với giáo viên dẫn đến hiểu lầm.
Khi con gặp vấn đề, cần trao đổi kịp thời với giáo viên
Trong quá trình nuôi dạy con cái, việc giao tiếp kịp thời giữa phụ huynh và giáo viên là vô cùng quan trọng. Dù con bạn gặp phải vấn đề gì, hãy chủ động trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình. Cha mẹ chỉ có thể quản lý một đứa trẻ, trong khi giáo viên phải chăm sóc hàng chục học sinh cùng lúc. Do đó, phụ huynh không nên chờ đợi giáo viên liên lạc mà cần chủ động liên hệ để thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến con em mình.
Khi gặp khó khăn với bài tập mà giáo viên giao, phụ huynh không nên giả vờ hiểu mà hãy liên hệ ngay với giáo viên để làm rõ mục đích và nội dung bài tập. Việc này không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn tạo cơ hội cho sự giao tiếp hiệu quả hơn. Nếu cảm thấy ngại khi gọi điện, phụ huynh có thể sử dụng các công cụ chat để trao đổi với giáo viên, và họ sẽ phản hồi ngay khi có thể.
Chỉ cần duy trì liên lạc thường xuyên với giáo viên, nhiều vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và tránh được những hiểu lầm không đáng có.
Tôn trọng thầy cô của con
Cha mẹ nên duy trì giao tiếp thường xuyên với giáo viên để tránh những phản ứng bốc đồng và thiếu kiên nhẫn. Việc tôn trọng và hiểu biết về giáo viên là rất quan trọng. Khi gặp phải những vấn đề khó khăn hoặc không rõ ràng, cha mẹ không nên vội vàng, nóng nảy mà hãy chủ động hỏi thăm giáo viên. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn là tấm gương tốt cho trẻ, giúp trẻ hiểu được giá trị của việc kính trọng thầy cô.
Câu nói "Một khi đã là thầy, thì mãi là một người cha" đã nhấn mạnh, vai trò của người thầy trong việc truyền đạt kiến thức cho học trò là vô cùng quý giá. Nhiều giáo viên đã dành trọn tâm huyết và thời gian cho sự nghiệp giáo dục, thậm chí có khi họ phải hy sinh thời gian dành cho gia đình riêng của mình. Sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả giao tiếp và nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
Hợp tác với giáo viên của con
Phụ huynh cần tích cực hợp tác với giáo viên để nâng cao hiệu quả giáo dục cho con em mình. Hiện nay, nhiều phụ huynh cho rằng các phương pháp giáo dục của giáo viên khó hiểu. Tuy nhiên, mỗi giáo viên đều có những phương pháp riêng, đôi khi độc đáo và có thể gây nghi ngờ.
Do đó, khi phụ huynh không hiểu rõ về các phương pháp này, họ nên dành thời gian để trao đổi với giáo viên. Việc này không chỉ giúp họ hiểu hơn về cách giáo dục của trường mà còn cải thiện phương pháp giáo dục tại gia đình.
Chỉ khi kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và giáo dục ở trường, chúng ta mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu trong việc giáo dục trẻ em, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các em.