Bố mẹ nào cũng mong muốn con đạt được thành tích tốt trong học tập, đó là khởi đầu cho một tương lai thành công. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng đạt được điều đó trong những năm đầu đi học. Đơn cử như cậu nhóc Đậu - con trai diễn viên Việt Anh và vợ cũ hot girl Hương Trần.
Bà mẹ từng nhiều lần trải lòng về việc con trai học lớp 1 học kém khiến cô phải trầm cảm. Bé Đậu thậm chí còn nộp giấy trắng cho bài kiểm tra.
Dù trước đó, hot girl Hương Trần đã nỗ lực tạo điều kiện hết sức để con trai học tập như cho bé theo học trường quốc tế có tiếng với mức học phí 100 triệu/năm học. Bà mẹ cũng tự mình dạy con học mỗi ngày nhưng không thành, cô chuyển sang việc thuê gia sư về tận nhà để dạy kèm... thế nhưng thành tích bé Đậu cũng không mấy khả thi.
Biết được tình trạng học tập của con trai như vậy, Việt Anh cũng vô cùng quan tâm. Mới đây, ông bố chia sẻ về việc mẹ ruột của anh cũng dốc tâm dốc sức cầu cho cháu nội đạt được những thành tích học tập tốt hơn trong năm mới 2025.
NSƯT Việt Anh viết: "Đầu năm bà nội đi Văn Miếu xin chữ cho ông em trai, mong năm nay con chịu khó học hành. Chữ xin thì rất đẹp và ý nghĩa rồi, giờ đợi vận vào ông em thôi".
Không ít người dành lời khen ngợi cho cặp cha mẹ cũng như bà nội đã hết lòng chu toàn để mong bé Đậu có chặng đường học vấn khởi sắc hơn. Song bên cạnh đó, cũng có người nhận xét Đậu là đứa trẻ khôi ngô, sáng sủa và rất thông minh nên việc rèn giũa cho bé cần thời gian, gia đình cũng không nên quá nóng vội.
Trên thực tế với những cặp cha mẹ có con đang trong độ tuổi bé Đậu đều sẽ hiểu được, phần lớn trẻ chưa thực sự có ý thức với việc học nên thành tích không được tốt. Điều này cần phải được cải thiện từng bước một, theo thời gian.
Vậy bố mẹ nên làm gì để giúp con mình trở thành học sinh giỏi thực sự? Chìa khóa nằm ở 2 khía cạnh này.
Nuôi dưỡng sự hứng thú học tập
Nếu trẻ hứng thú học tập, sẽ ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn, thích thú với quá trình học tập và dễ dàng đạt thành tích tốt. Tạo hứng thú học tập cho trẻ là một trong những chìa khóa quan trọng.
Làm thế nào để nuôi dưỡng sự hứng thú và tính tự giác trong học tập của trẻ? Bố mẹ có thể để con tự nói "Con yêu học tập" mỗi ngày. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự hào và tự tin hơn vào bản thân, từ đó tăng cường ý thức trách nhiệm và tính tự giác.
Bố mẹ cũng có thể sử dụng trò chơi, thí nghiệm, câu chuyện,… để quá trình học tập của trẻ trở nên thú vị hơn. Những hoạt động này giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, ích thích tính tò mò và ham học hỏi. Khuyến khích trẻ cùng đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cũng là một cách hiệu quả để trẻ yêu thích học tập hơn và dễ đạt điểm cao hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cần thường xuyên động viên, khen ngợi và ghi nhận những nỗ lực, tiến bộ của con. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được ủng hộ và tự tin hơn.
Với sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường, trẻ sẽ dần hình thành thói quen học tập tích cực, tăng cường tính tự giác và đạt được kết quả học tập tốt hơn.
Ảnh minh họa
Chú ý đến thói quen và phương pháp học tập
Thói quen và phương pháp học tập của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến điểm số. Phương pháp học tập hiệu quả có thể giúp trẻ học được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực. Đây là lý do tại sao việc hình thành những thói quen học tập tốt từ sớm là vô cùng quan trọng.
Bố mẹ có thể dần dần hình thành thói quen tốt trước khi học và ôn tập. Ví dụ, có thể được hướng dẫn cách lên kế hoạch học tập, xác định mục tiêu và chia nhỏ bài học thành các phần nhỏ để học từng phần một cách có hệ thống. Việc này giúp trẻ tập trung hơn và tăng hiệu quả của quá trình.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ hình thành thói quen chăm chú lắng nghe trong lớp. Trẻ cần được dạy cách ghi chép chính xác và hiệu quả những điều quan trọng trong bài giảng.
Thói quen đọc sách hiệu quả cũng rất quan trọng. Trẻ cần được hướng dẫn cách đọc, hiểu và tóm tắt nội dung sách một cách có hệ thống. Điều này giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh chóng và ghi nhớ lâu hơn.
Cuối cùng, việc hình thành thói quen học tập tư duy độc lập khi rất cần thiết. Trẻ cần được khuyến khích tự đặt câu hỏi, tìm tòi, suy ngẫm và đưa ra các giải pháp cho các bài toán hoặc vấn đề. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề - những kỹ năng rất quan trọng cho việc học tập và phát triển sau này.