Trong cuộc sống con người, gen di truyền là một điều vô cùng kỳ diệu, nó vô hình nhưng mang lại kết quả hữu hình, truyền từ đời này sang đời khác, không ai biết trước nó sẽ biểu hiện ra sao ở đời sau, nhiều khi mang lại những kết quả vô cùng kinh ngạc. Khi trẻ con sinh ra, có đứa trẻ vô cùng giống bố, nhưng có em bé lại giống mẹ như đúc nhờ sự kỳ diệu của gen di truyền, không ai có thể quyết định được cấu trúc gen, vì vậy mới có câu chuyện khá hài hước dưới đây.
Cô Vương 29 tuổi ở Quảng Đông - Trung Quốc, sở hữu ngoại hình xinh xắn, vóc dáng cao ráo, làn da trắng sáng nhưng trí thông minh cũng bình bình, học vấn không có gì xuất sắc. Biết học vấn không cao, nhưng nhờ lợi thế ngoại hình, cô Vương quyết tâm thay đổi đời con mình bằng cách lấy một giáo sư đại học. Cô mong muốn con cái sinh ra sẽ có ngoại hình của mẹ, trí thông minh tuyệt vời của cha.
Cô gái chân dài học kém lấy Giáo sư ĐH để sinh con đẹp như mẹ, giỏi như cha, cái kết nằm ngoài sức tưởng tượng
Nghĩ là làm, cô Vương tích cực ăn nhiều hạt óc chó, những thực phẩm bổ trí não cho trẻ con ngay từ trong bụng, còn uống nhiều nước dừa để con sau này sinh ra vừa có làn da trắng, trí thông minh lại tuyệt vời. Nhưng thực tế luôn khắc nghiệt, sau khi sinh con, bé trai có ngoại hình giống hệt bố, chân hơi ngắn, tóc hói, mắt một mí và làn da ngăm ngăm đen...
Nhìn con trong tay, cô Vương không khỏi thở ngắn thở dài vì mong muốn không thành hiện thực. Chưa kể, cô lo lắng, nếu con đã có ngoại hình giống bố thì trí thông minh có thể sẽ giống cô, như vậy đời sau của cô Vương lại nhặt những điểm hạn chế của bố mẹ để di truyền cho đứa trẻ thành một phiên bản không hoàn hảo.
Con sẽ mang trí thông minh của mẹ và ngoại hình của bố nếu bố sở hữu nhiều gen trội
Từ câu chuyện của cô Vương, chắc chắn không ít người thắc mắc, con sinh ra sẽ được thừa hưởng trí thông minh từ ai, di truyền ngoại hình từ ai?
Thực tế, nhiều nhà khoa học đã làm rất nhiều thí nghiệm về điều này và khẳng định gen di truyền của người mẹ quyết định tới trí thông minh của trẻ nhiều hơn từ bố.
Gen di truyền vô cùng kỳ diệu
Cụ thể, trí thông minh nằm trên nhiễm sắc thể X. Người mẹ có khả năng truyền gen trí thông minh cho con cái bởi họ có 2 nhiễm sắc thể X (XX) - gấp đôi lượng gen thông minh so với người cha, vốn chỉ có một nhiễm sắc thể X (XY).
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm ra một số loại gen đặc biệt liên quan đến việc quyết định trí thông minh ở trẻ chỉ có thể hoạt động được khi được di truyền từ mẹ. Các loại gen này sẽ không hoạt động nếu chúng được di truyền từ người bố.
Mặt khác, gen di truyền ngoại hình như màu da, tóc, mắt 2 mí đều do gen trội quy định. Ngoại hình của bé được quyết định bởi bộ gen của bố mẹ. Có hai loại gen là gen trội và gen lặn. Gen trội là những gen biểu thị đặc điểm nổi bật như tóc đen, tóc xoăn, da đen, mắt đen, môi dày, cằm rộng… Trong khi đó gen lặn là tóc đỏ, tóc vàng, mắt xanh, mắt xám, tóc thẳng, da trắng… Các gen sẽ kết hợp với nhau tạo ra vô vàn hình dáng để mỗi người đều có đặc điểm riêng của mình.
Từ những quy luật cơ bản của định luật di truyền Mendel, nếu một trong hai vợ chồng có làn da đen thì con sinh ra cũng sẽ mang màu da đen, đó là do gen trội quy định. Gen lặn có thể xuất hiện ở những thế hệ con cháu rất lâu sau đó. Bạn có thể không có những đặc điểm của bố mẹ mình, nhưng rất có thể con bạn hoặc cháu bạn sau này sẽ có những đặc điểm đó.
Sau khi trứng đã thụ tinh được làm tổ thành công, khi nó dần phát triển thành phôi thai và bào thai, gen của cả vợ và chồng lúc này đều được dung hợp trong trứng đã thụ tinh. Theo quy luật sinh tồn tự nhiên, gen trội hơn sẽ đánh bại gen lặn của đối phương, từ đó trở thành gen chủ lực của đứa trẻ.
Có một thực tế là, gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến trí thông minh của trẻ, tuy nhiên đó không phải là nhân tố duy nhất. Cha mẹ cần biết rằng chỉ số IQ chỉ được quyết định khoảng 40-60% bởi các nhân tố di truyền, còn lại sẽ phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh sống, mối gắn kết giữa đứa trẻ với bố mẹ và những người xung quanh trong khoảng thời gian 3 năm đầu đời.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington cũng phát hiện ra mối liên kết tình cảm giữa mẹ và con còn giúp phát triển một số bộ phận trong não. Những đứa trẻ được sống hạnh phúc bên mẹ trong 7 năm đầu đời có vùng hippocampus trung bình lớn hơn 10% so với những đứa trẻ phải sống xa mẹ. Hippocampus là một khu vực của bộ não liên quan đến trí nhớ, học tập và đối phó với căng thẳng.
Những đứa trẻ có mối liên hệ chặt chẽ với mẹ luôn cảm thấy an toàn, thoải mái khám phá thế giới và đủ tự tin để tự giải quyết vấn đề. Ngoài ra, những bà mẹ tận tụy, chu đáo sẽ thường xuyên giúp đỡ trẻ, càng giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của mình.
Ngoài ra, môi trường giáo dục ở trường cũng ảnh hưởng một phần đến trí thông minh của trẻ, môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, lấy trẻ làm chủ đạo, thì trẻ mới tự tin phát huy hết việc học và trở thành người làm chủ cuộc sống.
Gia đình là nền tảng xây dựng một đứa trẻ thông minh, thành công
Bố mẹ là tấm gương phản chiếu để con học tập, chính vì vậy, ngay từ khi con nhỏ, cha mẹ nên là những người thầy đầu tiên dìu dắt con. Khác với giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình mang tính lâu dài và có tác dụng tinh tế đối với trẻ em . Nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua tầm quan trọng của giáo dục gia đình mà không biết đó là sai lầm. Trong quá trình dạy con, vợ chồng nên thống nhất quan điểm, không bao giờ mâu thuẫn với nhau. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể giúp trẻ sớm thiết lập thế giới quan, giá trị và quan điểm sống đúng đắn.