Tôi suy nghĩ mãi, đứa trẻ ấy không có tội. Dù sao sống với nhau đã lâu nhưng chúng tôi chưa có con, phải chăng em bé đến để bù đắp cho chúng tôi nên tôi quyết định sẽ làm bố của con.
Ảnh minh họa
Vợ cũ tôi là người hay ghen. Lấy nhau 3 năm, số lần tôi phải hạ mình xin lỗi, sang nhà vợ đón cô ấy về vô số lần. Mà những chuyện cô ấy ghen toàn vô cớ nhưng tôi vẫn nhẫn nhịn.
Lần cuối cùng, cô ấy lại ghen khi thấy tôi có hành động thân mật với đồng nghiệp nữ. Tôi chán nản chẳng buồn xin lỗi nữa. Ấy thế chỉ có vậy mà cô ấy cương quyết đòi ly hôn. Bố mẹ hai bên cản đều không được. Tôi không ký đơn thì cô ấy cũng cương quyết đơn phương ly hôn nên tôi cũng đành chiều theo.
Sau khi ly hôn, cô ấy dường như cắt hẳn mọi liên hệ với tôi khiến tôi càng khó hiểu vì không nghĩ mình đã sai ở đâu mà vợ cũ lại tuyệt tình đến thế?
Bỗng chốc vào tháng trước, chỉ 7 tháng sau khi ly hôn, tôi được một người bạn chung thông báo cô ấy đã sinh con.
Ngồi đếm đi đếm lại, tôi chắc chắn đứa trẻ ấy chính là con của mình nên vội vã tới nhà xin gặp mặt.
Quả thực vừa nhìn đứa trẻ ấy tôi chắc chắn đến 99% nó là con của mình vì nó giống tôi rất nhiều. Dẫu vậy có hỏi thế nào, vợ cũ cũng không chịu nói mà một mực đuổi tôi về:
- Anh về đi, em với anh giờ còn liên quan gì tới nhau nữa đâu mà anh tới đây, đứa trẻ này cũng không phải là con của anh đâu nên anh đừng nhận, cũng không phải chịu trách nhiệm làm gì.
Ảnh minh họa
- Em nói thế làm sao anh tin cho được, đến cả bố mẹ em cũng thấy nó giống anh y đúc còn gì nên em đừng nói dối anh nữa. Có phải lúc chúng ta chia tay em đã có bầu đúng không? Giờ hãy vì con, chúng ta quay lại nhé vì dù sao lúc ly hôn, chúng mình đâu có chuyện gì lớn đâu, em hạ cái tôi của mình xuống một chút cho con có gia đình được không?
Dẫu vậy, vợ cũ vẫn cương quyết đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi không còn cách nào khác ăn chực nằm chờ ở nhà vợ cũ nhiều ngày liền. Tôi tin chắc cô ấy sẽ vì con mà suy nghĩ lại.
Cuối cùng, cô ấy không làm cách nào khác được đành mời tôi vào nhà để nói chuyện một lần cho hết. Cô ấy nói:
- Anh càng làm thế này em lại càng cảm thấy có lỗi với anh. Em đã từng ước, đứa trẻ này là con của anh, con chung của chúng ta? Nhưng thực sự nó không phải là con của anh đâu dù nó có nhiều nét của anh nhưng không phải vậy.
- Nghĩa là sao?
Tôi quay qua nhìn đứa bé gần 1 tháng tuổi một lần nữa, nó có cái tai to giống tôi, cái mũi và cái miệng y hệt. Bố mẹ cô ấy dường như cũng không hiểu con gái mình nói gì nên cũng muốn lắng nghe cuộc trò chuyện của chúng tôi.
Cô ấy đáp:
- Đứa trẻ là con của anh V.
- Em nói gì, tại sao là con của V.?
Ảnh minh họa
Nghe cô ấy nói, trong đầu tôi bỗng chợt lóe lên gương mặt của V - người bạn thân nhất của tôi từ thuở nhỏ. Đúng rồi, V. cũng có gương mặt giống vậy, mọi người hay bảo tôi và V. giống nhau có lẽ bởi vì chúng tôi quá thân thiết như anh em ruột vậy. Do đó thực ra cái mà tôi thấy giống là do đứa trẻ giống V. chứ thực chất không hoàn toàn giống tôi.
Lúc này, vợ cũ thú nhận, trong một lần tôi đi công tác, V. đến nhà giúp sửa sang lại vòi nước. Lúc ấy vợ cũ tôi ốm mê man nhưng không thông báo cho tôi, V. đã chăm sóc và giữa họ dần nảy sinh tình cảm, vượt quá giới hạn một lần. Nhận ra được sai lầm của mình, V. từ đó không xuất hiện trước mặt chúng tôi nữa mà đi xuất khẩu lao động biệt tích. Bảo sao lúc đó tôi cứ thắc mắc mãi về quyết định ra nước ngoài quá chóng vánh của người bạn thân.
Về vợ cũ, sau khi em biết cái thai chính là con của V., vợ cũ cảm thấy ân hận và có lỗi với tôi. Chính vì thế cô luôn kiếm cớ để có thể quyết ly hôn với tôi.
Nghe những lời em kể mà đầu óc tôi choáng váng vì sự thật không thể tưởng tượng nổi.
Ảnh minh họa
Mất 1 tuần liền về nhà suy nghĩ, tôi quyết định quay trở lại nhà vợ cũ với lời thỉnh cầu:
- Chúng ta quay lại với nhau đi, mọi việc chỉ là sự cố và trách nhiệm một phần cũng là của anh, em cũng đã cố gắng sửa sai rồi nhưng giờ đứa trẻ không có trách nhiệm phải chịu những gì mà chúng ta gây ra. Dù sao V. cũng không hề biết đến sự có mặt của đứa trẻ này, vậy thì hãy để anh thay V. làm bố của đứa trẻ. Con xứng đáng có một gia đình hạnh phúc.
Sau câu nói của tôi, vợ òa khóc vì không ngờ tôi lại bao dung với cô ấy và đứa trẻ đến vậy.
Tâm sự từ độc giả haidang...
Khi một người vợ có con với bạn thân của chồng, đây là một tình huống phức tạp và đầy cảm xúc. Việc chồng có nên chăm sóc và yêu thương đứa trẻ ấy hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cảm xúc cá nhân, tình trạng hôn nhân, và bối cảnh gia đình. Dưới đây là một số lý do và khía cạnh cần cân nhắc:
1. Tình cảm và trách nhiệm
Tình yêu thương vô điều kiện: Nếu chồng cảm thấy yêu thương đứa trẻ, điều này có thể xuất phát từ bản năng làm cha. Trẻ em xứng đáng nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc, bất kể hoàn cảnh ra sao. Nếu chồng cảm thấy có trách nhiệm với đứa trẻ, việc chăm sóc và yêu thương có thể tạo ra một môi trường tích cực cho trẻ phát triển.
Xây dựng mối quan hệ: Chăm sóc và yêu thương đứa trẻ có thể giúp xây dựng một mối quan hệ tích cực, không chỉ giữa chồng và đứa trẻ mà còn giữa chồng và vợ. Điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tạo ra một bầu không khí hòa thuận hơn trong gia đình.
2. Tác động đến mối quan hệ hôn nhân
Giao tiếp cởi mở: Việc chồng chăm sóc và yêu thương đứa trẻ có thể dẫn đến nhiều cảm xúc phức tạp trong mối quan hệ với vợ. Giao tiếp cởi mở và trung thực giữa hai người là rất quan trọng. Cả hai nên thảo luận về cách mà họ cảm thấy về tình huống này và cách mà họ muốn nuôi dạy đứa trẻ.
Cảm xúc của vợ: Cần xem xét cảm xúc của vợ về việc chồng chăm sóc đứa trẻ. Nếu vợ cảm thấy thoải mái và chấp nhận, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một gia đình hòa thuận. Ngược lại, nếu vợ cảm thấy ghen tị hoặc không thoải mái, điều này có thể dẫn đến xung đột.
3. Tình trạng của đứa trẻ
Cần sự hỗ trợ: Đứa trẻ có thể không chịu trách nhiệm cho những tình huống phức tạp mà nó đang đối mặt. Nếu đứa trẻ cần sự hỗ trợ và yêu thương, chồng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường an toàn và yêu thương cho trẻ.
Tình cảm của trẻ: Trẻ em thường cảm nhận được tình cảm xung quanh chúng. Nếu chồng thể hiện sự yêu thương và chăm sóc, điều này có thể giúp đứa trẻ phát triển tâm lý và cảm xúc tích cực.
4. Tương lai
Tương lai của đứa trẻ: Việc chăm sóc và yêu thương đứa trẻ có thể tạo ra một nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ. Nếu chồng có thể đóng góp tích cực vào cuộc sống của trẻ, điều này có thể giúp đứa trẻ phát triển tốt hơn về mặt tâm lý và xã hội.
Mô hình gia đình: Chăm sóc đứa trẻ có thể tạo ra một hình mẫu tích cực cho trẻ, cho thấy rằng yêu thương và chăm sóc không chỉ dựa trên huyết thống mà còn dựa trên tình cảm và trách nhiệm.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Tư vấn gia đình: Trong những tình huống phức tạp như vậy, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn gia đình có thể giúp cả hai bên hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và cách tốt nhất để xử lý tình huống.
Xem xét các yếu tố tâm lý: Cả hai vợ chồng nên xem xét cảm xúc của bản thân và tìm cách để xử lý những cảm xúc đau thương, ghen tị, hay thậm chí là tổn thương.
Việc chồng có nên chăm sóc và yêu thương đứa trẻ mà vợ có với bạn thân hay không là một quyết định phức tạp và mang tính cá nhân. Điều này phụ thuộc vào cảm xúc của từng người, tình trạng hôn nhân hiện tại và bối cảnh gia đình. Dù có nhiều thách thức, việc yêu thương và chăm sóc cho đứa trẻ có thể tạo ra một môi trường tích cực và hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ, đồng thời cũng có thể giúp củng cố mối quan hệ vợ chồng nếu được xử lý một cách nhạy cảm và cẩn thận.