Overthinking là gì?
Overthinking là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng suy nghĩ nhiều hay suy nghĩ liên tục, lặp lại và không có hồi kết. Theo Harvard Business Review, có 3 dạng suy nghĩ điển hình của overthinking.
Suy ngẫm (rumination): Cá nhân đắm chìm trong chuỗi suy nghĩ có tính vòng lặp về sự kiện trong quá khứ, thứ đã từng gây đau khổ hoặc làm tổn thương. Xu hướng của suy nghĩ này là tự trách bản thân và mắc kẹt trong quá khứ.
Suy nghĩ về tương lai (future tripping): Cá nhân cố gắng dự đoán về tương lai nhưng tương lai lại là thứ khó có thể đoán trước cũng như kiểm soát. Kết quả, việc nghĩ quá mức về tương lai làm kích hoạt lo lắng và sợ hãi.
Suy tính phân tích quá mức (overanalyzing): Cá nhân cố gắng phân tích và đào sâu vào vấn đề ở hiện tại, mặc dù giúp hiểu sâu một vấn đề, nhưng nó sẽ khiến họ chú ý quá mức vào chi tiết nhỏ nhặt mà không giúp giải quyết cho vấn đề của họ.
Về góc độ Tâm lý học, overthinking có liên quan tới trầm cảm, lo âu, hoặc rối loạn lo âu lan tỏa.
Hiểu rõ overthinking là gì để có cách thoát khỏi "bẫy" tâm lý này
Biểu hiện của overthinking
Để biết bản thân là người overthinking hay không, hãy thử xem bạn có thường xuyên:
Nhớ mãi chuyện cũ: Cứ nghĩ đi nghĩ lại những chuyện đã qua, những lỗi lầm đã mắc phải, những điều khiến mình hối tiếc.
Lo xa: Chưa gì đã nghĩ đến những chuyện xấu có thể xảy ra trong tương lai, tự vẽ ra đủ thứ tình huống tiêu cực.
Không ngừng suy diễn: Cứ phân tích, mổ xẻ mọi thứ quá kỹ, kể cả những chuyện nhỏ nhặt, rồi tự mình làm mình rối.
Trằn trọc khó ngủ: Đêm đến, đầu óc cứ quay cuồng với đủ thứ suy nghĩ, lo lắng, chẳng thể nào yên giấc.
Do dự không quyết: Phân vân, đắn đo quá nhiều đến mức không thể đưa ra lựa chọn nào.
Cách để hạn chế suy nghĩ tiêu cực
Dù khó thay đổi dễ dàng, bạn vẫn có thể kiểm soát overthinking nếu kiên trì áp dụng những cách sau:
1. Đừng bận tâm những chuyện nhỏ nhặt: Cuộc sống có quá nhiều việc phải lo nghĩ nên hãy tập trung vào những quyết định quan trọng, những vấn đề thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
2. Kết hợp lý trí và cảm xúc: Khi cần đưa ra quyết định, hãy thu thập thông tin, phân tích kỹ càng, nhưng cũng đừng quên lắng nghe trực giác của mình. Đôi khi, "mạch cảm xúc" lại mách bảo cho ta những điều đúng đắn hơn cả lý trí.
3. Đặt thời hạn cho quyết định: Đừng để bản thân chìm đắm trong suy nghĩ quá lâu. Hãy đặt ra giới hạn thời gian để đưa ra quyết định, rồi hành động. Nếu vấn đề quá phức tạp, hãy chia nhỏ nó ra và giải quyết từng phần.
4. Tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát: Đừng lãng phí thời gian vào những điều bạn không thể thay đổi. Thay vào đó, hãy tập trung vào những việc mình có thể làm, những vấn đề mình có thể giải quyết.
5. Học cách buông bỏ: Có những chuyện đã xảy ra rồi, dù có suy nghĩ bao nhiêu cũng không thể thay đổi được. Hãy chấp nhận nó và bước tiếp.
Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát là cách để không overthinking
Overthinking lúc nào cũng có hại?
Không phải lúc nào overthinking cũng có hại. Đôi khi việc này lại có ích, thúc đẩy chúng ta hành động. Ví dụ, khi bạn lo lắng về một bài thuyết trình quan trọng, nó sẽ thôi thúc bạn chuẩn bị kỹ càng hơn, tập luyện nhiều hơn để có bài thuyết trình thật tốt.
Hãy nhớ rằng, bạn là người điều khiển suy nghĩ của chính mình. Chìa khóa để chiến thắng overthinking nằm ở sự hiểu biết, kiên trì rèn luyện và tin tưởng vào bản thân.
Bạn quan tâm đến các chủ đề về tâm lý và chăm sóc sức khỏe tinh thần? Hãy ghé thăm chuyên trang nội dung về chăm sóc sức khỏe Hello Bacsi (www.hellobacsi.com). Với hơn 10,000+ bài viết thuộc nhiều chuyên khoa đã được tham vấn bởi bác sĩ và chuyên gia y tế, cùng với cộng đồng để bạn đặt câu hỏi với bác sĩ và tính năng đặt lịch hẹn khám, Hello Bacsi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa cùng công nghệ AI thu hút hàng triệu thành viên đăng ký, tương tác. Trải nghiệm ngay! |