Vợ bị chồng trách vì đi chợ 4 ngày tiêu hết 1,2 triệu, ai cũng bênh mẹ bỉm nhờ 1 chi tiết

Người vợ cảm thấy mệt mỏi khi bị chồng mắng té tát là chi tiêu không biết tiết kiệm.

Chi tiêu gia đình trong thời buổi suy thoái kinh tế là vấn đề đau đầu của không ít gia đình hiện nay. Đặc biệt với những gia đình vợ chồng trẻ, có con cái nhỏ đang tuổi bỉm sữa nhiều thứ cần phải tiêu. Mới đây, một bài đăng liên quan đến vấn đề này gây xôn xao trên một nhóm hội.

Theo chia sẻ từ phía một mẹ bỉm đang ở nhà nuôi con, cô cho biết bản thân chưa đi làm lại vì mới sinh, kinh tế gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào chồng và chồng cũng là người nắm giữ. Thỉnh thoảng chồng sẽ đưa tiền cho chị vợ chi tiêu mua sắm trong gia đình nhưng đưa theo hình thức nhỏ lẻ.

Mới đây, cô đã bị chồng mắng té tát chuyện không biết chi tiêu, vun vén cho gia đình khi tiền anh đưa mà vợ tiêu hết quá nhanh.

Chị vợ than thở: "Em sinh xong 7 tháng, đang ở nhà trông con, ông bà nội 74 và 76 tuổi, đã yếu không trông cháu được, nên em định con 1 tuổi thì đi làm lại.

Chồng em vốn tính rất chắc khoản tiền nong, cứ đưa tiền cho em khoảng 1-2 triệu một lần, tiêu hết thì lại bảo anh đưa tiếp. Mỗi lần hỏi tiền, chồng đều trách em chi tiêu không tiết kiệm, thật sự rất mệt mỏi.

Em cũng cố gắng tiêu tiết kiệm rồi, lắm khi mua thức ăn ít quá, em lại nhường mọi người ăn, chứ cũng chẳng dám ăn. Giờ cũng không biết như thế nào cho phải nữa".

Người vợ liệt kê thêm các khoản chi tiêu trong vòng 5 ngày thì 4 ngày cô đi chợ hết 1,2 triệu đồng liền bị chồng mắng té tát là quá hoang phí và không biết vun vén để tiết kiệm các khoản chi.

Sau khi bài đăng được chia sẻ, phần lớn cư dân mạng lại bày tỏ sự đồng cảm với người vợ khi phải là người chi tiêu trong thời buổi bão giá như hiện nay.

Bên cạnh đó, không ít mẹ bỉm cũng lên tiếng bảo vệ người vợ bởi đối với một gia đình đang nuôi con nhỏ, số tiền chi tiêu như trên là còn quá ít bởi trong danh sách chi tiêu của người vợ rõ ràng có thể nhìn thấy riêng khoản bỉm và sữa mua cho con đã chiếm hơn 700 nghìn. Do đó hơn 500 nghìn còn lại chi vào các khoản khác là hoàn toàn hợp lý.

Rất nhiều người lên tiếng chỉ trích người chồng và bảo vệ chị vợ.

Trên thực tế, chi tiêu như thế nào cho đủ cho đúng là chuyện của mỗi gia đình. Tuy nhiên không chỉ trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay mà trong bất kì hoàn cảnh nào, việc chi tiêu tiết kiệm sẽ giúp đảm bảo cuộc sống gia đình trong tương lai được bền vững.

Dưới đây là một số gợi ý chi tiêu tiết kiệm dành cho các gia đình:

1. Lập ngân sách hàng tháng

Tạo ngân sách: Bắt đầu bằng cách lập một ngân sách hàng tháng. Ghi chép tất cả nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu cố định như tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, thực phẩm và chi phí cho trẻ em.

Theo dõi chi tiêu: Sử dụng ứng dụng tài chính hoặc bảng tính để theo dõi chi tiêu hàng ngày. Điều này giúp bạn nhận diện những khoản chi không cần thiết và điều chỉnh kịp thời.

2. Mua sắm thông minh

Lập danh sách mua sắm: Trước khi đi chợ hoặc siêu thị, hãy lập danh sách những thứ cần mua. Điều này giúp bạn tránh mua sắm những món không cần thiết.

So sánh giá: Trước khi mua, hãy so sánh giá cả giữa các cửa hàng hoặc trang web. Sử dụng phiếu giảm giá, khuyến mãi để tiết kiệm.

Mua số lượng lớn: Đối với những mặt hàng thiết yếu như bột giặt, tã giấy hay đồ ăn khô, hãy cân nhắc mua số lượng lớn để tiết kiệm chi phí.

3. Chế độ ăn uống hợp lý

Nấu ăn tại nhà: Thay vì ăn ngoài, hãy nấu ăn tại nhà. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình.

Lên thực đơn: Lên thực đơn cho cả tuần để tránh lãng phí thực phẩm và giảm thiểu chi phí mua sắm.

Tận dụng thực phẩm thừa: Sử dụng thực phẩm thừa từ bữa trước để chế biến món ăn mới. Điều này giúp tiết kiệm và giảm lãng phí.

4. Chi phí giáo dục

Tìm kiếm chương trình học miễn phí: Nhiều tổ chức và trường học cung cấp chương trình học miễn phí hoặc giảm giá cho trẻ em. Hãy tận dụng các nguồn tài nguyên này.

Đọc sách và học online: Thay vì mua sách mới, bạn có thể mượn sách từ thư viện hoặc tham gia các khóa học trực tuyến miễn phí.

5. Giải trí tiết kiệm

Tổ chức hoạt động tại nhà: Thay vì đưa trẻ đi ra ngoài, hãy tổ chức các hoạt động tại nhà như chơi trò chơi, làm đồ thủ công hoặc xem phim cùng nhau.

Khám phá các hoạt động miễn phí: Tìm hiểu về các sự kiện, hoạt động miễn phí trong cộng đồng như hội chợ, buổi biểu diễn hoặc các buổi học ngoại khóa.

6. Chi phí chăm sóc sức khỏe

Khám sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, giúp tiết kiệm chi phí điều trị sau này.

Sử dụng bảo hiểm: Đảm bảo rằng bạn đã có bảo hiểm y tế cho cả gia đình. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí y tế khi cần thiết.

7. Tích lũy và đầu tư

Dành một khoản tiết kiệm: Hãy cố gắng dành một khoản tiền nhỏ mỗi tháng để tiết kiệm cho tương lai của trẻ, như học phí hoặc các chi phí lớn khác.

Đầu tư vào giáo dục: Đầu tư vào giáo dục cho trẻ từ sớm sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Hãy tìm hiểu về các quỹ tiết kiệm giáo dục để đảm bảo rằng bạn có đủ tiền cho việc học của trẻ.

CHI CHI